Cách nhận biết oxi, ozon, lưu huỳnh, SO2, SO3, H2S (hay, chi tiết)
Bài viết Cách nhận biết oxi, ozon, lưu huỳnh, SO2, SO3, H2S với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách nhận biết oxi, ozon, lưu huỳnh, SO2, SO3, H2S.
Cách nhận biết oxi, ozon, lưu huỳnh, SO2, SO3, H2S (hay, chi tiết)
Các bước làm một bài nhận biết:
- Trích mẫu thử.
- Dùng thuốc thử.
- Nêu hiện tượng.
- Viết phương trình phản ứng.
Lưu ý: Nếu hai mẫu thử có cùng tính chất, khi cho thuốc thử vào nhận biết thì hiện tượng sẽ trùng nhau, lúc đó ta tách chúng thành một nhóm, những mẫu thử khác không giống hiện tượng tách thành nhóm khác và tiếp tục sử dụng bảng nhận biết theo thứ tự sau
Bảng : Nhận biết O2, O3, S và các hợp chất
Ví dụ 1: Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.
Lời giải:
Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.
2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH
I2 + hồ tinh bột → xanh
Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.
Ví dụ 2: Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Lời giải:
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử, cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, mẫu thử nào quỳ tím hóa đỏ là HCl.
Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào 3 mẫu thử cón lại, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là ống nghiệm đựng Na2SO4.
Na2SO4+ BaCl2 → NaCl + BaSO4↓
Cho vài giọt dung dịch Na2SO4 (đã biết) vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu nào có kết tủa trắng là dung dịch Ba(NO3)2
Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓
Còn lại dung dịch NACl, có thể khẳng định bằng dung dịch AgNO3
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
Ví dụ 3: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.
Lời giải:
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl
- Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S
Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑
- Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O
- Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3
K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑+ H2O
Ví dụ 4: Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.
Lời giải:
Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lầ lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
NaCl | K2CO3 | Na2SO4 | HCl | Ba(NO32 | Kết luận | |
NaCl | ||||||
K2CO3 | ↑ | ↓ | ↑,↓ | |||
Na2SO4 | ↓ | ↓ | ||||
HCl | ↑ | ↑ | ||||
Ba(NO3)2 | ↓ | ↓ | 2↓ |
Câu 1. Có bốn lọ mất nhãn đựng bốn dung dịch K2SO3, K2SO4, (NH4)2SO3, (NH4)2SO4. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch này.
Lời giải:
Đáp án:
- Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử cho mỗi thí nghiệm.
- Lần lượt nhỏ dung dịch HCl vào các mẫu thử. Hai mẫu thử có khí bay ra K2SO3, (NH4)2SO4 (nhóm 1) theo phản ứng:
K2SO4 + 2HCl → 2KCl + H2O + SO2↑
(NH4)2SO3 + 2HCl → 2NH4Cl + SO2↑ +H2O
Hai mẫu thử còn lại không hiện tượng gì (nhóm 2).
- Nhỏ tiếp dung dịch NaOH lần lượt vào hai nhóm mẫu thử, mẫu thử có khí bay ra (NH4)2SO3 (đối với nhóm 1) và (NH4)2SO4 (đối với nhóm 2) theo phản ứng:
(NH4)2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2NH3↑ + 2H2O
(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O
Từ đó suy ra chất còn lại ở mỗi nhóm.
Câu 2. Có bốn dung dịch A, B, C, D chứa các chất NaOH, HCl, H2SO4, H2O (không theo thứ tự trên). Lần lượt cho quỳ tím và dung dịch BaCl2 vào bốn dung dịch này và thấy:
A: làm quỳ tím hóa đỏ và tạo kết tủa trắng.
B: làm quỳ tím hỏa xanh và không tạo kết tủa.
C: không đổi màu quỳ tím và không tạo kết tủa.
D: làm quỳ tím hóa đỏ và không tạo kết tủa.
Tìm A, B, C, D. Giải thích, viết phản ứng.
Lời giải:
Đáp án:
- A làm quỳ tím hóa đỏ và tạo kết tủa trắng là H2SO4
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
- B làm quỳ tím hóa xanh và không tạo kết tủa là NaOH.
- C không đổi màu quỳ tím và không tạo kết tủa là H2O.
- D làm quỳ tím hóa đỏ và không tạo kết tủa là HCl.
Câu 3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí: CO2, SO2, SO3.
Lời giải:
Đáp án:
- Cho qua dung dịch Br2 nhận biết SO2 do làm nhạt màu nâu của dung dịch brom:
Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
- Cho qua dung dịch BaCl2 nhận biết SO3 do tạo kết tủa màu trắng:
BaCl2 + SO3 + H2O → BaSO4↓ + 2HCl
- Còn lại là CO2.
Câu 4. Làm thế nào để tinh chế khí H2 trong hỗn hợp khí CO2 + H2.
Lời giải:
Đáp án:
Cho hỗn hợp vào dung dịch Ca(OH)2 thì CO2 bị giữ lại do phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Như vậy thu được H2.
Câu 5. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.
Lời giải:
Đáp án:
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl
- Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S
Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑
- Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O
- Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3
K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑ + H2O
Chú ý: Nếu không nhận biết được bằng mùi khí H2S và SO2 thì có thể phân biệt ba khí bằng cách sau:
- Dẫn 3 khí lần lượt qua dung dịch CuSO4 , khí tạo kết tảu màu đen là H2S.
H2S + CuSO4 → CuS↓(đen) + H2SO4
- Dẫn hai khí còn lại qua dung dịch nước brom, khí nào làm mất màu nước brom là SO2:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
- Khí còn lại là CO2
Câu 6. Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.
Lời giải:
Đáp án:
Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lầ lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
NaCl | K2CO3 | Na2SO4 | HCl | Ba(NO3)2 | Kết luận | |
NaCl | ||||||
K2CO3 | ↑ | ↓ | ↑,↓ | |||
Na2SO4 | ↓ | ↓ | ||||
HCl | ↑ | ↑ | ||||
Ba(NO3)2 | ↓ | ↓ | 2↓ |
Nhận xét:
Ở dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là dung dịch NaCl
- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí và 1 trường hợp kết tủa là K2CO3:
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑ (1)
K2CO3 + Ba(NO3)2 → KNO3 + BaCO3↓ (2)
- Dung dịch có 1 tường hợp kết tủa là dung dịch Na2SO4
Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓ (3)
- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí là dung dịch HCl (phương trình (1)).
- Dung dịch nào có 2 trường hợp kết tủa là dung dịch Ba(NO3)2 (phương trình (2) và (3)).
Câu 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng khí có trong hỗn hợp sau: CO, CO2, H2S, H2.
Câu 2: Chỉ dùng quì tím hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn sau: KCl, BaCl2, NH4HSO4, Ba(OH)2, HCl, H2SO4.
Câu 3: Có 4 dung dịch HCl, NaOH, AgNO3, Na2S bị mất nhãn. Chỉ dùng quì tím làm thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các loại hóa chất trên.
Câu 4: Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau: NaCl, (NH4)2SO4, Ba(OH)2, và Ba(HCO3)2.
Câu 5: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau: HCl, H2SO4, HNO3, H2O bị mất nhãn.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 10 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
Dạng 1: Bài tập về tính chất hóa học và phương pháp điều chế Oxi, Lưu huỳnh
Tổng hợp: Bài tập về SO2, H2S, SO3 hoặc H2SO4 phản ứng với dung dịch kiềm
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều