Lý thuyết Cân bằng hóa học hay, chi tiết nhất



Bài viết Lý thuyết Cân bằng hóa học hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Cân bằng hóa học.

Lý thuyết Cân bằng hóa học hay, chi tiết nhất

1. Phản ứng một chiều

    - Phản ứng một chiều là phản ứng trong đó các sản phẩm phản ứng không tác dụng được với nhau để tạo ra các chất tham gia phản ứng.

    Ví dụ:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    O2 tạo ra không tác dụng được với KCl để tạo thành KClO3.

2. Phản ứng thuận nghịch

    - Phản ứng thuận nghịch là phản ứng trong đó các chất tham gia phản ứng tác dụng với nhau để tạo thành sản phẩm đồng thời các sản phẩm phản ứng được với nhau để tạo ra các chất tham gia phản ứng.

    Ví dụ: 3H2 + N2 ⇋ 2NH3

    NH3 được tạo thành đồng thời lại bị phân hủy sinh ra H2 và N2 là các chất tham gia phản ứng.

3. Cân bằng hóa học

    - Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch.

1. Cân bằng trong hệ đồng thể

    Hệ đồng thể là hệ không có bề mặt phân chia trong hệ.

    Ví dụ hệ gồm các chất khí, hệ gồm các chất tan trong dung dịch.

    Xét phản ứng thuận nghịch trong hệ đồng thể:

aA + bB ⇋ cC + dD

    Trong đó A, B, C, D là những chất khí hay những chất tan trong một dung dịch. Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng ta có:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    KC là hằng số cân bằng nồng độ của phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào nồng độ các chất ban đầu.

    Chú ý: Giá trị của hằng số KC phụ thuộc vào cách viết phương trình phản ứng hóa học.

2. Cân bằng trong hệ dị thể

    Hệ dị thể là hệ là hệ có bề mặt phân chia trong hệ, qua bề mặt này có sự thay đổi đột ngột tính chất.

    Ví dụ: hệ gồm chất rắn và chất khí, hệ gồm chất rắn và chất tan trong dung dịch.

    Xét hệ cân bằng: C + CO2 ⇋ 2CO.

    Hằng số cân bằng:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Nồng độ chất rắn coi là hằng số, nên trong biểu thức tính KC không tính chất rắn.

    - Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.

1. Ảnh hưởng của nồng độ

    - Khi tăng hoặc giảm nồng độ của một chất trong cân bằng thì cân bằng chuyển dịch theo chiểu làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó.

    Lưu ý: Đối với hệ cân bằng có chất rắn thì việc thêm hay bớt lượng chất rắn không ảnh hưởng đến cân bằng, nghĩa là cân bằng không chuyển dịch.

2. Ảnh hưởng của áp suất

    - Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm áp suất đó.

    Lưu ý: Khi hệ cân bằng có số mol khí ở 2 về bằng nhau hoặc trong hệ không có chất khí thì việc tăng, giảm áp suất chung của hệ không làm cho cân bằng chuyển dịch.

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

    - Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyền dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là làm giảm tác dụng của việc tăng nhiệt độ. Còn khi giảm nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt, nghĩa là làm giảm tác dụng của việc giảm nhiệt độ.

    - Nguyên lí chuyển dịch cân bằng (Nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê): "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp-suất, nhiệt độ sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó”.

4. Vai trò của chất xúc tác

    - Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng vì không làm thay đổi nồng độ, áp suất và hằng số cân bằng.

    - Nhưng chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng cả thuận và nghịch nên hệ nhanh chóng đạt đến cân bằng.

    - Trong công nghiệp và sản xuất việc tăng tốc độ phản ứng và chuyển dịch cân bằng giúp phản ứng thực hiện nhanh và đạt hiệu suất cao.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 10 ôn thi Tốt nghiệp THPT khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


toc-do-phan-ung-va-can-bang-hoa-hoc.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học