Bài tập về dung dịch H2SO4 loãng và cách giải (hay, chi tiết)



Với loạt Bài tập về dung dịch H2SO4 loãng và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 10.

Dạng 1: Dung dịch H2SO4 tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối

A. Phương pháp giải

- Axit sunfuric loãng tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước

M2On + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2

Lưu ý: nH2SO4 =nH2O =nO trong oxit

            mmuốimoxit +mH2SO4  mH2O 

                     = moxit +98nH2SO4 18nH2O 

                     = moxit + 80nH2SO4 

- Axit sunfuric loãng tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

2M(OH)n + nH2SO4 → M2(SO4)n + 2nH2

- Axit sunfuric loãng tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới.

FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S↑

Điều kiện phản ứng: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa, chất khí, hoặc chất điện li yếu (VD: H2O)

- Phương pháp: Viết phương trình và tính theo phương trình hoặc áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn eletron…

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O(trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3) cần dùng vừa đủ V lít dung dịch H2SO0,5M loãng. Giá trị của V là:

A. 0,23.

B. 0,18.

C. 0,08.

D. 0,16.

Hướng dẫn giải

Do số mol FeO bằng số mol Fe2O3,

Coi hỗn hợp chỉ có Fe3O4.

nFe3O4=2,3222,4=0,01(mol)

Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O

0,01        0,04

V = 0,040,5 = 0,08 lít

Đáp án C

Ví dụ 2: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%, thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là:

A. Cu

B. Zn

C. Fe

D. Mg

Hướng dẫn giải

Giả sử nH2SO4 = 1 mol

MOH2 + H2SO4  MSO4 + 2H2O1                   1               1                    molmdd H2SO4=1.98.10020=490 gam mdd sau =1.M+34+490=M+524(g)C%MSO4=M+96M+524.100%=27,21%M=64(Cu)

Đáp án A

Dạng 2: Dung dịch H2SO4 tác dụng với kim loại

A. Phương pháp giải

-  Axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại tạo thành muối sunfat và H2

2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2 ↑

Trong đó: n là số oxi hóa thấp nhất của kim loại

                M là kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học.

- Phương pháp: Tính theo phương trình, bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng, bảo toàn nguyên tố…

Lưu ý:  nH2 = nH2SO4

              mmuối = mkim loại + = mkim loại96.nH2

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 10g hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 6,4.

B. 3,4.

C. 4,4.

D. 5,6.

Hướng dẫn giải

Trong X, chỉ có Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

 nH2=2,2422,4=0,1(mol)     

Fe  +  H2SO4  FeSO4 + H20,1                                   0,1 mFe=0,1.56=5,6(g)mCu=105,6=6,4(g)

Đáp án A

Ví dụ 2: Hòa tan 2,7 gam kim loại A bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại A là

A. Fe

B. Sn

C. Zn

D. Al

Hướng dẫn giải

nH2=3,3622,4=0,15(mol)2A  +  nH2SO4   A2SO4n + nH2   0,3n                                            0,15           (mol)MA=2,70,33=9n

n

1

2

3

M

9 (loại)

18 (loại)

27 (Al)

Đáp án D

C. Bài tập tự luyện.

Câu 1: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg

B. Al

C. Fe

D. Cu

Hướng dẫn giải

Dung dịch H2SOloãng tác dụng được với kim loại hoạt động (đứng trước H trong dãy điện hóa).

Mg, Al, Fe đứng trước H trong dãy điện hóa → A, B, C sai

Cu đứng sau H trong dãy điện hóa → D đúng

Đáp án D

Câu 2: Hoà tan hết 11,1 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và 8,96 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị m là

A. 59,1 gam               

B. 35,1 gam           

C. 49,5 gam            

D. 30,3 gam.

Hướng dẫn giải

nH2=8,9622,4 = 0,4 mol

Bảo toàn nguyên tố H: nH2=nH2SO4=0,4 mol

Bảo toàn khối lượng ta có

mKL + mH2SO4 =mH2 + mmuoi  11,1+0,4.98=0,4.2+m  m = 49,5(g)

Đáp án C

Câu 3: Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là

A. 5,21 gam.

B. 4,81 gam.

C. 4,8 gam.

D. 3,81gam.

Hướng dẫn tự giải

nH2SO4=0,3. 0,1=0,03 mol

Vì phản ứng vừa đủ nên: nO (trong oxit) = nH2SO4 =0,03 mol

 mO(trong oxit) = 0,03. 16=0,48 gmKL =2,810,48=2,33 gmmuoi = mKL + mSO42 =2,33+0,03.96=5,21 g

Đáp án A

Câu 4: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit H2SO4 dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là

A. 20,7 gam.  

B. 13,6 gam.  

C. 16,1 gam.  

D. 27,2 gam.

Hướng dẫn giải

nZn =6,565=0,1 mol

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

0,1    →           0,1

→   mMuối = 0,1.(65 +71) = 13,6g

Đáp án B

Câu 5: Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được m gam muối trung hòa và 8,96 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 51,1                               

B. 42,6                                 

C. 50,3                          

D. 70,8

Hướng dẫn giải

nH2=8,9622,4 = 0,4 mol

Bảo toàn nguyên tố H: nH2=nH2SO4=0,4 mol

Bảo toàn khối lượng ta có

mKL + mH2SO4 =mH2 + mmuoi  11,9+0,4.98=0,4.2+m  m = 50,3(g)

Đáp án: C

Câu 6: Hòa tan một oxit kim loại X hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, ta thu được dung dịch muối có nồng độ 11,76%. X là kim loại nào sau đây?
A. Ca

B. Fe

C. Cu

D. Mg

Hướng dẫn giải

Công thức oxit kim loại X là XO

Giả sử có 1 mol XO

XO   +   H2SO4    XSO4 + H2O1 mol   1 mol          1 molmH2SO4  =98.1=98 gam mdd H2SO4  = 98.10010=980(g)

Bảo toàn khối lượng ta có

 mdd sau phản ứng mdd H2SO4 + mXO = 980 +(X+16).1=980+X+16 (g)

C%dd H2SO4=(X+96).1980+X+16.100%=11,76%X=24(Mg)

Đáp án D

Câu 7: Nhúng thanh sắt dư vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,2M và mol H2SO4 0,1M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí. Giá trị của V là

A. 0,448.

B. 1,344.

C. 0,896.

D. 1,792.

Hướng dẫn giải

nHCl=0,2.0,2=0,4molnH2SO4=0,2.0,1=0,02molFe    +  2HCl    FeCl2  + H20,02   0,04                 0,02Fe    +   H2SO4  FeSO4 + H20,02   0,02                  0,02 nH2=0,02+0,02=0,04(mol)VH2=0,04.22,4=0,896(l)

Đáp án C

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 9,52

B. 10,27

C. 8,98

D. 7,25

Hướng dẫn giải

nH2=1,34422,4 = 0,06 mol

Bảo toàn nguyên tố H: nH2=nH2SO4=0,06 mol

Bảo toàn khối lượng ta có

mKL + mH2SO4 =mH2 + mmuoi  3,22+0,06.98=0,06.2+m  m = 8,98(g)

Đáp án: C

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 0,24 gam một kim loại M trong 200ml dung dịch H2SO4 

0,1M. Để trung hòa lượng axit dư cần 100ml dung dịch NaOH 0,2M. Kim loại M là

A. Al

B. Fe

C. Zn

D. Mg

Hướng dẫn giải

nH2SO4=0,1.0,2=0,02(mol)nNaOH=0,2.0,1=0,02(mol)2M  +  nH2SO4   M2SO4n + nH2  10,02n    (0,020,01)H2SO4  + 2NaOH  Na2SO4  +2H2O 2 0,01           0,02M=mn=0,240,02n=12n

n

1

2

3

M

12 (loại)

24 (Mg)

36 (loại)

Đáp án D

Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 6,05g hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 2,688 H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 17,57g

B. 18,98g

C. 17,25g

D. 9,52g

Hướng dẫn giải

nH2=2,68822,4 = 0,12 mol

Bảo toàn nguyên tố H: nH2=nH2SO4=0,12 mol

Bảo toàn khối lượng ta có:

mKL + mH2SO4 =mH2 + mmuoi  6,05+0,12.98=0,12.2+m  m = 17,57(g)

Đáp án A

Câu 11: Cho 2,52g một kim loại tác dụng với dd H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là:

A. Mg

B. Fe

C. Cr

D. Mn

Hướng dẫn giải

Gọi kim loại cần tìm là M

2M+nH2SO4M2SO4n+nH2nM=2.52Mnmuoi=6,842M+96n

Ta có: nM = 2. nmuoi

 2.52M=2.6,842M+96n M=28n

n

1

2

3

M

28 (loại)

56 (Fe)

84 (loại)

Đáp án B

Câu 12: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là.

A. 6,72 lit.      

B. 2,24 lit.        

C. 4,48 lit.        

D. 67,2 lit.

Hướng dẫn giải

nZn=1365=0,2(mol)nFe=5,656=0,1(mol)

Bảo toàn e: 2nZn+2nFe =2nH2

 2.0,2+2.0,2=2.nH2 nH2= 0,3 (mol)V=0,3.22,4=6,72(l)

Đáp án A

Câu 13: Cho 4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe và Cu trong hỗn hợp X lần lượt là

A. 40% và 60%.

B. 30% và 70%.

C. 70% và 30%.

D. 60% và 40%.

Hướng dẫn giải

Trong X, chỉ có Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

nH2=1,1222,4=0,05(mol)

Fe  +  H2SO4  FeSO4 + H20,05                              0,05 %mFe=0,05.564.100%=70%%mCu=100%70%=30%

Đáp án C

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H2SOloãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là:

A. 50,91%

B. 76,36%

C. 25,45%

D. 12,73%

Hướng dẫn giải

nH2 =4,4822,4=0,2molnFe=x(mol)nAl=y(mol) 

→ 56x + 27y = 5,5   (1)

Bảo toàn electron: 2x + 3y =2nH2=2.0,2=0,42

Từ (1) và (2) → x =0,05y =0,1

%mFe =0,05.565,5.100% = 50,91%

Đáp án A

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% (loãng), thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgSO4 trong dung dịch Y là 15,22%. Nồng độ phần trăm của ZnSO4 trong dung dịch Y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10%. 

B. 15%. 

C. 18%. 

D. 20%.

Hướng dẫn giải

Giả sử số mol của H2SO4 =1 (mol)

mdd  H2SO4=98.100%20%=490(g)

Bảo toàn nguyên tố H: nH2=nH2SO4=1 mol

Đặt số mol Zn = x (mol) và số mol Mg = y (mol)

→ ∑ khối lượng kim loại = 65x + 24y

Bảo toàn electron ta có: 2x + 2y = 2nH2 = 2 1

Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:

mdd sau = mhh X + mdd H2SO4  mH2

 mdd sau =65x+24y+4901.2=65x+24y+488

Nồng độ phần trăm của MgSO4 là:

C%MgSO4=mMgSO4mddsau.100%=24+96y65x+24y+488.100%=15,22%2

Từ (1) và (2) → x=0,333y=0,667

C%ZnSO4=0,333.65+9665.0,333+24.0,667+488.100%=10,2%

Đáp án A

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho 35,3 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 91,3 gam muối. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là

A. 72,24%.

B. 43,34%. 

C. 27,76%.

D. 56,66%.

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 46,1 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 1,7 lít dung dịch acid H2SO4 0,5M vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam hỗn hợp muối sulfate khan. Giá trị của m là

A. 114,1 gam. 

B. 113,1 gam.

C. 112,1 gam.

D. 111,1 gam.

Câu 3: Cho 855 gam dung dịch Ba(OH)2 10% vào 200 gam dung dịch H2SO4 thu được kết tủa và dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X người ta phải dùng 125ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 g/ml). Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4

A. 98%.

B. 25%.

C. 49%.

D. 50%.

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm MgCO3, K2CO3, Na2CO3 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Y và 8,6765 lít khí bay ra (đkc). Khi cô cạn dung dịch Y thu được 443 g muối khan. Giá trị của m là

A. 25,6.

B. 50,8.

C. 51,2.

D. 25,4.

Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M, có khối lượng bằng nhau, trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch Y và 7,80885 lít khí H2 (đkc). Kim loại M là

A. Ca.

B. Al.

C. Fe.

D. Cu.

Các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học