50 câu trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa, khử có lời giải (nâng cao - phần 1)
Với 50 câu trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa, khử (nâng cao - phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa, khử (nâng cao - phần 1).
Khi cho Cu2S tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: Cu(NO3)2 ; H2SO4 ; NO và H2O.
Bài 1: Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là :
A. 9 electron. B. 6 electron. C. 2 electron. D. 10 electron.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 2: Hệ số cân bằng của HNO3 là:
A. 10 B. 22 C. 26 D. 15
Lời giải:
Đáp án B
3Cu2S + 22HNO3 → 6Cu(NO3)2 + 3H2SO4 + 10NO + 8H2O
Bài 3: Cho phản ứng : Fe2+ + MnO4- + H+ → Fe3+ + Mn2+ + H2O. Sau khi cân bằng, tổng các hệ số (có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất) là :
A. 22. B. 24. C. 18. D. 16.
Lời giải:
Đáp án B
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
Tổng các hệ số (có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất) là = 5 + 1+ 8 + 5+ 1+4 = 24
Bài 4: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 12 electron. B. nhận 13 electron.
C. nhận 12 electron. D. nhường 13 electron.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 5: Cho quá trình: NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O. Đây là quá trình :
A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử.
Lời giải:
Đáp án B.
Bài 6: Trong phản ứng FexOy + HNO3 → N2 + Fe(NO3)3 + H2O, một phân tử FexOy sẽ
A. nhường (2y – 3x) e. B. nhận (3x – 2y) e.
C. nhường (3x – 2y) e. D. nhận (2y – 3x) e.
Lời giải:
Đáp án C.
Bài 7: Trong dãy các chất sau, dãy chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử :
A. KMnO4, Fe2O3, HNO3. B. Fe, Fe2O3, HNO3.
C. HNO3, H2S, SO2. D. FeCl2, I2, HNO3.
Lời giải:
Đáp án A.
Trong các hợp chất, số oxi hóa lần lượt là:
Cho sơ đồ phản ứng : Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O.
Bài 8: Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3: 2. Tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 lần lượt là
A. 44: 6: 9. B. 46: 9: 6. C. 46: 6: 9. D. 44: 9: 6.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 9: Hệ số của HNO3 sau khi cân bằng là:
A. 213 B. 126 C. 162 D. 132
Lời giải:
Đáp án C.
Ta có: tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3: 2
Pt sau cân bằng: 44Al + 162HNO3 → 44Al(NO3)3 + 6N2 + 9N2O + 81H2O.
Bài 10: Cho các chất và ion sau : Zn ; Cl2 ; FeO ; Fe2O3 ; SO2 ; H2S ; Fe2+ ; Cu2+ ; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là:
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.
Lời giải:
Đáp án D.
Chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là: Cl2, FeO, SO2, Fe2+
Bài 11: Cho sơ đồ phản ứng : aFeS +bH+ + cNO3- → Fe3+ + SO42- + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số a + b + c là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 8.
Lời giải:
Đáp án D.
FeS + 4H+ + 3NO3- → Fe3+ + SO42- + 3NO + 2H2O
Tổng hệ số a + b + c = 1 + 4 + 3= 8
Bài 12: Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là :
A. 0,02 và 0,03. B. 0,01 và 0,02.
C. 0,01 và 0,03. D. 0,02 và 0,04.
Lời giải:
Đáp án B.
Gọi nCu = y, nFe = x mol
Áp dụng định luật bảo toàn e ta có: 3x+2y = 0,07 (1)
Khối lượng hai kim loại = 1,84 g: 56x+64y = 1,84 (2).
Giải 1,2 ta có: x = 0,01, y = 0,02 (mol)
Bài 13: Cho dãy các chất và ion : Cl2, Br2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là:
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Lời giải:
Đáp án B.
Chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là: Cl2, SO2, Fe2+, Mn2+.
Bài 14: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là :
A. 25,6 gam. B. 16 gam. C. 2,56 gam. D. 8 gam.
Lời giải:
Đáp án A
Gọi nNO = x mol, nNO2 = y mol.
Ta có: x + y= 8,6/22,4 = 0,4 (1)
30x + 46y = 19.2.0,4 (2)
Giải 1,2 ta có x = 0,2, y = 0,2 mol.
Bảo toàn e: 2y = 0,8 ⇒ y = 0,4 (mol). ⇒ mCu = 0,4.64 = 25,6 (g).
Bài 15: Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là:
A. 8. B. 6. C. 5. D. 7.
Lời giải:
Đáp án D.
Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử xảy ra giữa HNO3 với lần lượt các chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4,Fe(NO3)2, FeSO4,FeCO3. (Hợp chất mà trong đó Fe chưa đạt số oxi hóa là +3).
Bài 16: Xét phản ứng sau :
3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O (1);
2NO2 + 2KOH → KNO2 + KNO3 + H2O (2)
Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng
A. oxi hóa – khử nội phân tử. B. oxi hóa – khử nhiệt phân.
C. tự oxi hóa – khử. D. không oxi hóa – khử.
Lời giải:
Đáp án C.
Sự thay đổi số oxi hóa xảy ra chỉ trên 1 nguyên tố là phản ứng tự oxi hóa – khử.
Bài 17: Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75 (ngoài ra không có sản phẩm khử nào khác). Thể tích (đktc) NO và N2O thu được lần lượt là :
A. 2,24 lít và 6,72 lít. B. 2,016 lít và 0,672 lít.
C. 0,672 lít và 2,016 lít. D. 1,972 lít và 0,448 lít.
Lời giải:
Đáp án B
nAl = 0,17 (mol).
Gọi nNO = x mol, nN2O = y mol
Bảo toàn e: 3x + 8y = 0,51 (1)
Mhh = 16,75.2 = 33,5 = (30x + 44y)/(x+y) (2)
Giải 1 và 2 ta có: x =0,09 (mol); y = 0,03 (mol)
VNO = 0,09.22,4 = 2,016 (l), VN2O = 0,672 (l)
Cho các phản ứng oxi hoá – khử sau :
(1) 3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI (2) 2HgO → 2Hg + O2
(3) 4K2SO3 → 3K2SO4 + K2S (4) NH4NO3 → N2O + 2H2O
(5) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 (6) 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
(7) 4HClO4 → 2Cl2 + 7O2 + 2H2O (8) 2H2O2 → 2H2O + O2
(9) Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O (10) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Bài 18: Trong số các phản ứng oxi hoá – khử trên, số phản ứng oxi hoá – khử nội phân tử là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Lời giải:
Đáp án D
Bài 19: Trong số các phản ứng oxi hoá – khử trên, số phản ứng tự oxi hoá – khử là :
A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.
Lời giải:
Đáp án D
Phản ứng oxi hóa khử nội phân tử là phản ứng mà sự thay đổi số oxi hóa xảy ra tại các nguyên tố trong cùng 1 phân tử. Các phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử là: 2, 5, 7, 8, 9
Phản ứng tự oxi hóa – tự khử là phản ứng sự tăng giảm số oxi hóa xảy ra trên cùng một nguyên tố.
Các phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử là: 1, 3, 4, 6, 10
Bài 20: Cho sơ đồ phản ứng : Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO2 + H2O
Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là :
A. 1 và 22. B. 1 và 14. C. 1 và 10. D. 1 và 12.
Lời giải:
Đáp án B
Cu2S + 14HNO3 → 2Cu(NO3)2 + H2SO4 + 10NO2 + 6H2O
Bài 21: Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, chỉ thu được sản phẩm khử là 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỉ khối so với H2 bằng 14,75. % theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 61,80%. B. 61,82%. C. 38,18%. D. 38,20%.
Lời giải:
Đáp án C
nNO = x mol, nH2 = y mol
x + y= 0,896/22,4 = 0,04 mol (1)
30x + 28y = mhh = 14,75.2.0,04 (2)
Giải 1,2 ta có x = 0,03, y =0,01 (mol)
Gọi nFe = a mol, nMg = b mol.
Ta có: 56a + 24b = 2,64 (*)
3a + 2b = 0,19 (**) (Bảo toàn e).
Giải (*), (**): a = 0,018 mol; b = 0,068 mol.
Bài 22: Có phản ứng: X + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Số chất X có thể thực hiện phản ứng trên là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6
Lời giải:
Đáp án C
X là các hợp chất của Fe+2: Fe(NO3)2, FeO, Fe(OH)2 và Feo , Fe3O4
Bài 23: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
Sau khi cân bằng, tỉ lệ giữa số phân tử bị oxi hoá và số phân tử bị khử là
A. 3:1. B. 28:3. C. 3:28. D. 1:3.
Lời giải:
Đáp án A.
Ta có các quá trình :
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
Chất khử chất oxi hóa (số phân tử HNO3 đóng vai trò làm chất oxi hóa là 1).
Fe3O4 là chất bị oxi hóa, HNO3 vừa là môi trường vừa là chất bị khử.
Bài 24: Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Al có trong hỗn hợp là
A. 2,7 gam. B. 5,4 gam C. 8,1 gam. D. 6,75 gam.
Lời giải:
Đáp án A
nSO2 = 5,6/22,4 = 0,25 mol
Gọi nAl = a mol, nZn = b mol.
Ta có: 27a + 65b = 9,2 (*)
3a + 2b = 0,5 (**)
Giải (*), (**): a = b = 0,1 mol.
mAl = 0,1.27 = 2,7 gam
Bài 25: Hoà tan hoàn toàn 2,16 gam kim loại M hóa trị III bởi lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,688 gam khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). M là
A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Al.
Lời giải:
Đáp án D.
nSO2 = 2,688/22,4 = 0,12 mol
Ta có:
MM = 2,16/0,08 = 27 (Al)
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 10 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- 50 câu trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa, khử có lời giải (cơ bản - phần 1)
- 50 câu trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa, khử có lời giải (cơ bản - phần 2)
- 50 câu trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa, khử có lời giải (nâng cao - phần 2)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều