Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hoá học là saccharose

Mở đầu trang 21 Hóa học 12: : Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hoá học là saccharose, dùng nhiều trong pha chế thực phẩm. Thưởu ấu thơ, ai cũng từng có dịp thưởng thức các cây kẹo maltose, thường gọi là mạch nha. Saccharose có gì khác với maltose? Chúng có cấu tạo và tính chất hoá học như thế nào?

Lời giải:

* So sánh:

 

Saccharose

Maltose

Trạng thái tự nhiên

Saccharose có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường…

Maltose có trong ngũ cốc nảy mẩm, các loại thực vật, rau củ, … Maltose chủ yếu được tạo ra trong quá trình thuỷ phân tinh bột.

Cấu tạo phân tử

Tạo bởi 1 đơn vị α-glucose và 1 đơn vị β-fructose.

Tạo nên bởi hai đơn vị glucose.

Tính chất hoá học

Saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng nên không có phản ứng đặc trưng của nhóm – CHO.

Maltose có thể tồn tại ở dạng vòng và dạng mở vòng nên có phản ứng đặc trưng của nhóm – CHO.

 * Cấu tạo:

Saccharose và maltose đều là các disaccharide có công thức phân tử là C12H22O11.

+ Phân tử saccharose được tạo bởi 1 đơn vị α-glucose và 1 đơn vị β-fructose, liên kết với nhau qua nguyên tử oxygen giữa C1 của đơn vị α-glucose và C2 của đơn vị β-fructose.

Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hoá học là saccharose

+ Phân tử maltose được tạo nên bởi hai đơn vị glucose, liên kết với nhau qua nguyên tử oxygen giữa C2 của đơn vị glucose này và C4 của đơn vị glucose kia.

Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hoá học là saccharose

* Tính chất hoá học cơ bản: Saccharose và maltose đều có tính chất hoá học của polyalcohol và phản ứng thuỷ phân.

Tuy nhiên maltose có thể phản ứng với thuốc thử Tollens còn saccharose thì không.

Lời giải Hóa 12 Bài 4: Saccharose và maltose hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác