Giải Hóa học 10 trang 87 Cánh diều
Với Giải Hóa học 10 trang 87 trong Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học Hóa học lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 87.
Bài 1 trang 87 Hóa học 10: Joseph Priestly (Dô-sép Prít-li) đã điều chế oxygen vào năm 1774 bằng cách nung nóng HgO(s) thành Hg(l) và O2(g). Tính lượng nhiệt cần thiết (kJ, ở điều kiện chuẩn) để điều chế được 1 mol O2 theo phương pháp này.
Biết ∆f (HgO(s)) = -90,5 kJ mol-1
Lời giải:
2HgO(s) → 2Hg(l) và O2(g)
∆r = 2.∆f (Hg(l)) + ∆f (O2(g)) – 2.∆f (HgO(s))
∆r = 2.0 + 0 – 2.(-90,5) = 181 kJ
Vậy để điều chế được 1 mol O2 theo phương pháp này cần cung cấp 181 kJ nhiệt lượng.
Bài 2 trang 87 Hóa học 10: Tính ∆r cho phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết.
CH4(g) + X2(g) → CH3X(g) + HX(g)Với X = F, Cl, Br, I.
Liên hệ giữa mức độ phản ứng (dựa theo ∆f ) với tính phi kim (F > Cl > Br > I). Tra các giá trị năng lượng liên kết ở Phụ lục 2, trang 119.
Lời giải:
CH4(g) + F2(g) → CH3F(g) + HF(g)
∆r = Eb(CH4) + Eb(F2) – Eb(CH3F) – Eb(HF)
∆r = 4EC-H + EF-F – (3EC-H + EC-F) – EH-F
∆r = 4.414 + 159 – (3.414 + 485) – 565 = -477 kJ
CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g)
∆r = Eb(CH4) + Eb(Cl2) – Eb(CH3Cl) – Eb(HCl)
∆r = 4EC-H + ECl-Cl – (3EC-H + EC-Cl) – EH-Cl
∆r = 4.414 + 243 – (3.414 + 339) – 431 = -113 kJ
CH4(g) + Br2(g) → CH3Br(g) + HBr(g)
∆r = Eb(CH4) + Eb(Br2) – Eb(CH3Br) – Eb(HBr)
∆r = 4EC-H + EBr-Br – (3EC-H + EC-Br) – EH-Br
∆r = 4.414 + 193 – (3.414 + 276) – 364 = -33 kJ
CH4(g) + I2(g) → CH3I(g) + HI(g)
∆r = Eb(CH4) + Eb(I2) – Eb(CH3I) – Eb(HI)
∆r = 4EC-H + EI-I – (3EC-H + EC-I) – EH-I
∆r = 4.414 + 151 – (3.414 + 240) – 297 = 28 kJ
Theo chiều giảm dần tính phi kim (F > Cl > Br > I) thì ∆f của mỗi phản ứng tăng dần
⇒ Tính phi kim càng mạnh, phản ứng diễn ra càng thuận lợi.
Bài 3 trang 87 Hóa học 10: Khi đun bếp than, củi, để đun nấu nhanh hơn, người ta thường dùng quạt để thổi thêm không khí vào bếp. Cách làm này có làm thay đổi biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng C(s) + O2(g) → CO2(g) không? Giải thích.
Lời giải:
Khi đun bếp than, củi, để đun nấu nhanh hơn, người ta thường dùng quạt để thổi thêm không khí vào bếp (cung cấp thêm O2) giúp phản ứng diễn ra nhanh hơn, C được cháy hoàn toàn
Tuy nhiên cách làm này không làm thay đổi biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng
∆r = ∆f (CO2(g)) - ∆f (C(s)) – 3.∆f (O2(g))
Enthalpy tạo thành chuẩn của đơn chất luôn bằng 0
⇒ ∆r không phụ thuộc vào ∆f (O2(g))
Lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học Cánh diều hay khác:
- Giải Hóa học 10 trang 82
- Giải Hóa học 10 trang 83
- Giải Hóa học 10 trang 84
- Giải Hóa học 10 trang 85
- Giải Hóa học 10 trang 86
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều
- Giải SBT Hóa học 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều