Giải Hóa học 10 trang 82 Cánh diều

Với Giải Hóa học 10 trang 82 trong Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học Hóa học lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 82.

Mở đầu trang 82 Hóa học 10: Cho hai phản ứng đốt cháy:

(1) C(s) + O2(g) → CO2(g)    ∆r H298o = -393,5 kJ

(2) 2Al(s) + 32 O2(g) → Al2O3(s)   ∆ r H298o = -1675,7 kJ

Với cùng một khối lượng C và Al, chất nào khi đốt cháy tỏa ra nhiều nhiệt hơn?

Lời giải:

Giả sử đốt cháy hoàn toàn 1 gam C và 1 gam Al ta có:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol C tỏa ra 393,5 kJ nhiệt lượng

Nếu đốt cháy hoàn toàn 112 mol C tỏa ra 393,5.112 = 32,79 kJ nhiệt lượng

Đốt cháy hoàn toàn 2 mol Al tỏa ra 1675,7 kJ nhiệt lượng

Nếu đốt cháy hoàn toàn 127 mol Al tỏa ra 1675,72.127 = 31,03 kJ nhiệt lượng

Vậy với cùng một khối lượng C và Al, khi đốt cháy C tỏa ra nhiều nhiệt hơn.

Câu hỏi 1 trang 82 Hóa học 10: Xác định dấu của ∆r H298o trong các phản ứng được thể hiện trong hai hình dưới đây:

Câu hỏi 1 trang 82 Hóa học 10

Lời giải:

Hình a) năng lượng của hệ chất tham gia cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm ⇒ Phản ứng diễn ra kèm theo sự giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

Hình b) năng lượng của hệ chất tham gia thấp hơn năng lượng của hệ sản phẩm ⇒ Phản ứng diễn ra kèm theo sự hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt ⇒ Phản ứng thu nhiệt.

Lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác