Giải Hóa học 10 trang 69 Cánh diều
Với Giải Hóa học 10 trang 69 trong Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals Hóa học lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 69.
Bài 1 trang 69 Hóa học 10: Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?
A. CH4
B. NH3
C. H3C-O-CH3
D. PH3
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Chú ý: Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng. Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là N, O, F.
A. Loại vì trong phân tử CH4 nguyên tử C không có cặp electron riêng.
Công thức Lewis của CH4
B. Chọn
C. Loại vì trong phân tử H3C-O-CH3 nguyên tử C và O đều không có cặp electron riêng.
D. Loại vì độ âm điện của P nhỏ hơn của H
Bài 2 trang 69 Hóa học 10: Nhiệt nóng chảy và nhiệt độ sôi của hai chất HBr và HF như sau:
Hãy gán công thức chất thích hợp vào các ô có dấu.
Lời giải:
Độ âm điện của F lớn hơn Br nên tương tác hút tĩnh điện giữa Hδ+ và Fδ- lớn hơn tương tác hút tĩnh điện giữa Hδ+ và Brδ-.
⇒ Các phân tử HF liên kết chặt chẽ với nhau bởi các liên kết hydrogen hơn so với các phân tử HBr.
⇒ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của HF lớn hơn so với HBr.
Bài 3 trang 69 Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các loại liên kết?
a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
b) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
c) Tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen.
d) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen.
Lời giải:
Phát biểu đúng là: a), d)
a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
d) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen.
Bài 4 trang 69 Hóa học 10: Các liên kết biểu diễn bằng các đường nét đứt có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết gì?
A. Liên kết ion
B. Liên kết cộng hóa trị có cực
C. Liên kết cộng hóa trị không cực
D. Liên kết hydrogen.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Liên kết biểu diễn bằng các đường nét đứt là liên kết hydrogen.
Bài 5 trang 69 Hóa học 10: Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy các phân tử NH3 có thể liên kết với nhau thành những cụm (NH3)n với n = 3 – 6. (Theo ACS Omega 2020, 5, 49, 31724-31729)
Vì sao các phân tử NH3 có thể hình thành được cụm phân tử này?
Lời giải:
Trong phân tử NH3 có nguyên tử H liên kết với nguyên tử N (có độ âm điện mạnh) còn cặp electron riêng.
Do đó các phân tử NH3 có thể liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen tạo thành những cụm phân tử.
Cụm phân tử (NH3)3
Cụm phân tử (NH3)4
Lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều
- Giải SBT Hóa học 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều