Trắc nghiệm GDTC 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Kĩ thuật tâng bóng bằng mu giữa bàn chân
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục thể chất 7 Bài 1: Kĩ thuật tâng bóng bằng mu giữa bàn chân sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDTC 7.
Câu 1. Trong tư thế chuẩn bị kĩ thuật tâng bóng bằng mu giữa bàn chân, hai chân đứng như thế nào?
A. Hai chân đứng song song, rộng bằng vai.
B. Hai chân đứng song song, rộng hơn vai.
C. Chân trước chân sau.
D. Khép chân
Câu 2. Khi thực hiện kĩ thuật tâng bóng bằng mu giữa bàn chân, trọng lượng dồn vào đâu?
A. Chân thuận.
B. Chân không thuận.
C. Giữa hai chân.
D. Mũi bàn chân.
Câu 3. Cho các động tác sau:
1. Khi bóng rơi xuống ngang gối thì chân thuận vung nhẹ cẳng chân từ dưới ra trước, cổ chân hơi cứng.
2. Tay thả bóng, chân trụ hơi khuỵu, trọng lượng dồn vào chân trụ.
3. Mũi bàn chân hơi cong lên phía trước, dùng mu giữa bàn chân đá nhẹ để tâng bóng nảy lên.
4. Khi tâng bóng, tay thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn theo bóng.
Trình tự thực hiện đúng kĩ thuật tâng bóng bằng mu giữa bàn chân là?
A. 2 - 3 - 1 - 4.
B. 2 - 1 - 3 - 4.
C. 2 - 4 - 1 - 3.
D. 4- 2 - 3 - 1.
Câu 4. Dùng mu giữa bàn chân đá nhẹ vào phần nào của bóng để tâng bóng nảy lên?
A. Tâm bóng.
B. Trên tâm bóng.
C. Dưới tâm bóng.
D. Bên phải hoặc bên trái của tâm bóng.
Câu 5. Đâu là động tác kết thúc của kĩ thuật tâng bóng bằng mu giữa bàn chân?
A. Chân không thuận hạ xuống đất và thực hiện luân phiên bằng một chân.
B. Chân không thuận hạ xuống đất và thực hiện luân phiên bằng hai chân.
C. Chân không thuận hạ xuống đất và thực hiện luân phiên bằng một chân hoặc hai chân.
D. Chân thuận hạ xuống đất và thực hiện luân phiên bằng một chân hoặc hai chân.
Câu 6. Bàn thắng được công nhận khi nào?
A. Quả bóng vượt qua hết vạch vôi khung thành.
B. Không có phần nào của quả bóng còn ở vạch vôi.
C. Quả bóng ở giữa hai cột dọc và bên dưới xà ngang.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 7. Đâu là bàn thắng hợp lệ trong hình ảnh dưới đây?
A. Quả bóng a.
B. Quả bóng b.
C. Quả bóng c.
D. Quả bóng d.
Câu 8. Đâu là hành động sẽ bị tính là lỗi chạm tay?
A. Đưa tay ra bắt bóng và đỡ bóng.
B. Cố tình để bóng chạm tay.
C. Sử dụng tay chạm vào bóng khi đang thi đấu.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 9. Trong khu vực cấm địa, ai không bị tính lỗi bóng chạm tay?
A. Thủ môn.
B. Tiền vệ.
C. Tiền đạo.
D. Hậu vệ.
Câu 10. Khi thực hiện kĩ thuật tâng bóng bằng mu giữa bàn chân, khi bóng rơi xuống ngang gối thì:
A. chân không thuận vung nhẹ cẳng chân từ trên ra trước, xuống dưới.
B. chân thuận vung nhẹ cẳng chân từ trên ra trước, xuống dưới.
C. chân không thuận vung nhẹ cẳng chân từ dưới ra trước, lên trên.
D. chân thuận vung nhẹ cẳng chân từ dưới ra trước, lên trên.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục thể chất lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm GDTC 7 Bài 4: Kĩ thuật hai bước ném rổ một tay trên vai
Trắc nghiệm GDTC 7 Bài 3: Kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân
Trắc nghiệm GDTC 7 Bài 4: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân
Trắc nghiệm GDTC 7 Bài 1: Kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân
Trắc nghiệm GDTC 7 Bài 2: Kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều