Lý thuyết GDQP 12 Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc

Lý thuyết GDQP 12 Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc

I. Những vấn đề chung về an ninh quốc gia

1. Bảo vệ an ninh quốc gia

- Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

- Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia

- Bảo vệ chế độ chính trị, Nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Bảo vệ an ninh về tư tưởng, văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Bảo vệ an ninh kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.

- Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm và nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.

3. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

a. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ

- Là nội dung trọng yếu hàng đầu, thường xuyên, cấp bách hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành.

+ Bảo vệ chế độ chính trị, Nhà nước, Đảng.

+ Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước.

+ Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

+ Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá, gây chia rẽ đoàn kết và làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên.

b. Bảo vệ an ninh kinh tế

- Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh.

Lý thuyết GDQP 12 Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc

c. Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng

- Bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của văn hoá, tư tưởng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần và xã hội.

- Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc.

- Bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá, văn nghệ.

d. Bảo vệ an ninh dân tộc

- Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cùng phát triển theo đúng Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

- Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc để làm những việc trái pháp luật, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

e. Bảo vệ an ninh tôn giáo

- Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.

- Đấu tranh với các đối tượng, các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng.

- Thực hiện đoàn kết, bình đẳng giúp nhau cùng phát triển giữa các tôn giáo, cộng đồng dân cư bảo đảm tốt đời, đẹp đạo, phụng sự Tổ quốc.

g. Bảo vệ an ninh biên giới

Lý thuyết GDQP 12 Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc

- Bảo vệ nền an ninh, trật tự của Tổ quốc ở khu vực biên giới quốc gia, cả đất liền và trên biển.

- Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị với các nước láng giềng theo tinh thần “giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vùng biển đảo”.

h. Bảo vệ an ninh thông tin

- Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật của thông tin trong quá trình xác lập, chuyển tải, thu nhận, xử lý và lưu giữ thông tin.

- Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước.

- Ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép, dò tìm mật mã, mật khẩu để đánh cắp thông tin trên mạng.

Lý thuyết GDQP 12 Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc

II. Học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm

- Nhận thức được tính chất, nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia. Từ đó, xác định trách nhiệm là một lực lượng tuyên truyền tích cực cho nhiệm vụ này.

- Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp, pháp luật, hiểu được những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia.

- Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

- Luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tự giác chấp hành pháp luật và quy chế của nhà trường, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật.

- Thực hiện tốt phương châm: Học sinh với 3 không.

- Không tự phát lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình thức khác trái quy định của pháp luật. Cảnh giác, phòng  ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại.

- Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện.

- Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, cùng mọi người thực hiện nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia.

3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham   gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc

- Luôn nêu cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin sai trái.

- Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Tích cực, tự giác tham gia giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu.

- Động viên giúp đỡ những người đã lầm lỡ, sa ngã để giúp họ mau chóng tiến bộ. Kiên quyết không được bao che khuyết điểm.

- Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

Trắc nghiệm GDQP 12 Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc

Câu 1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung bảo vệ an ninh chính trị nội bộ?

A. Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước.

B. Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

C. Bảo vệ chế độ chính trị, Nhà nước, Đảng.

D. Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 2. “Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá, gây chia rẽ đoàn kết và làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh kinh tế.

B. bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

C. bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 3. “Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh kinh tế.

B. bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

C. bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 4. “Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh kinh tế.

B. bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

C. bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung bảo vệ an ninh văn hóa – tư tưởng?

A. Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Bảo vệ đội ngũ văn – nghệ sĩ, những người làm công tác văn hóa – văn nghệ.

C. Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cùng phát triển theo đúng Hiến Pháp.

D. Bảo vệ vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 6. “Bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của văn hóa, tư tưởng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh kinh tế.

B. bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.

C. bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 7. “Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cùng phát triển theo Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh tôn giáo.

B. bảo vệ an ninh Biên giới.

C. bảo vệ an ninh thông tin.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 8. “Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc để làm những việc trái pháp luật, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” – đó là một trong những nội dung của

A. bảo vệ an ninh tôn giáo.

B. bảo vệ an ninh Biên giới.

C. bảo vệ an ninh thông tin.

D. bảo vệ an ninh dân tộc.

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 9. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung bảo vệ an ninh tôn giáo?

A. Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.

B. Bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc ở khu vực biên giới, cả đất liền và trên biển.

C. Đấu tranh với các đối tượng, thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng.

D. Đoàn kết, bình đẳng giúp nhau cùng phát triển giữa các tôn giáo, cộng đồng dân cư.

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 10. Một trong những nội dung bảo vệ an ninh biên giới là

A. đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.

B. bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc ở khu vực biên giới, cả đất liền và trên biển.

C. ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép, dò tìm mật mã, mật khẩu.

D. giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước.

Trả lời:

Đáp án: B

Xem thêm các bài Lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 12 hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học