Lý thuyết GDQP 12 Bài 3: Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Lý thuyết GDQP 12 Bài 3: Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

I. Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

a. Tổ chức của Quân đội

- Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, thược quyền thống lĩnh của Chủ tịch nước và chỉ huy điều hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Quân đội gồm:

+ Bộ đội chủ lực

+ Bộ đội địa phương

+ Bộ đội biên phòng.

+ Lực lượng thường trực và lực lượng dự bị

Lý thuyết GDQP 12 Bài 3: Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đang duyệt binh

b. Hệ thống tổ chức

- Bộ Quốc phòng.

- Các cơ quan Bộ Quốc phòng.

+ Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kĩ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tổng cục II.

+ Văn phòng Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng.

+ Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Toà án quân sự Trung ương.

+ Cục Điều tra hình sự, Cục Đối ngoại, Cục Tài chính, Cục Kế hoạch và | Đầu tư, Cục Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Phòng Thi hành án...

- Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

+ Các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội biên phòng. 

+ Các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học. + Các học viện, trường đào tạo sĩ quan, trường nghiệp vụ các cấp.

 + Các xí nghiệp quốc phòng, các binh đoàn làm kinh tế. 

- Các bộ, ban chỉ huy quân sự

+ Các bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh. 

+ Các ban chỉ huy quân sự cấp huyện. 

 * Lưu ý:

- Cấp thành phố trực thuộc Trung ương tương đương với bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.

- Cấp quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tương đương với ban chỉ | huy quân sự cấp huyện.

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam

a. Bộ Quốc phòng

- Là đơn vị thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ quốc phòng đứng đầu.

- Chức năng:

+ Quản lí nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

+ Chỉ đạo, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ cùng nhân dân đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

uản lý, chỉ đạo, chỉ huy.

b. Bộ Tổng Tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp

- Là cơ quan chỉ huy lực lượng vũ trang .

- Chức năng:

+ Bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.

+ Điều hành các hoạt động quân sự trong thời bình, thời chiến.

- Nhiệm vụ:

+ Tổ chức nắm chắc tình hình địch - ta.

+ Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương chung.

+ Tổ chức lực lượng, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ trong huấn luyện, tác chiến.

+ Điều hành các hoạt động quân sự phòng thủ đất nước theo chức năng, nhiệm vụ của từng cấp.

c. Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam

- Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

 - Chức năng: đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân.

- Nhiệm vụ:

+ Tổng cục chính trị: nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp về công tác Đảng, công tác chính trị; đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch chỉ đạo,kiểm tra cấp dưới thực hiện.

+ Cơ quan chính trị các cấp: nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp công tác Đảng, công tác chính trị của toàn quân cũng như từng đơn vị ; hướng dẫn và tổ chức cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức tiến hành và thực hiện có hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị.

d. Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp

- Chức năng: Đảm bảo vật chất, quân y, vận tải.

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức lực lượng.

+ Chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần chung của nền quốc phòng toàn dân, của quân đội, của lực lượng vũ trang, của từng đơn vị trong huấn luyện và trong chiến tranh.

Lý thuyết GDQP 12 Bài 3: Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Thiếu tướng Phạm Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần

đang kiểm tra chất lượng quân trang chiến sĩ tại Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 148

e. Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp

- Chức năng: bảo đảm vũ khí, trang bị, kỹ thuật, phương tiện cho toàn quân và từng đơn vị theo phân cấp.

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu đề xuất các vấn đề liên quan đến tổ chức lực lượng

+ Bảo đảm kỹ thuật cho quân đội trong thời bình cũng như thời chiến.

g. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng

- Chức năng quản lí các cơ sở sản xuất quốc phòng của quân đội và của từng đơn vị theo phân cấp

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu, đề xuất các vấn đề có liên quan đến tổ chức bảo đảm công nghiệp quốc phòng

+ Chỉ đạo các đơn vị sản xuất trang thiết bị của ngành công nghiệp quốc phòng, bảo đảm cho lực lượng vũ trang thời bình và thời chiến.

h. Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng

- Quân khu :

+ Là tổ chức quân sự theo lãnh thổ (thường gồm một số tỉnh, thành phố giáp nhau, có liên quan về quân sự) trực thuộc Bộ Quốc phòng.

+ Lực lượng vũ trang quân khu thường có một số đơn vị chủ lực, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

+ Cơ quan chỉ huy là Bộ Tư lệnh Quân khu, có chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo công tác quốc phòng ; xây dựng tiềm lực quân sự trong thời bình ; chỉ đạo lực lượng vũ trang của quân khu trong thời chiến để bảo vệ lãnh thổ quân khu.

- Quân đoàn :

+ Là đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến thuật, là lực lượng thường trực của quân đội.

+ Quân đoàn có thể tác chiến độc lập hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình cấp trên ; có nhiệm vụ huấn luyện nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu cho các đơn vị.

Lý thuyết GDQP 12 Bài 3: Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Bộ đội Trung đoàn 95, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 hành quân huấn luyện dã ngoại

- Quân chủng : là bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lí nhất định (trên bộ, trên không, trên biển) ; được tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện theo đặc trưng chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng như Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không - Không quân….

- Binh chủng :

+ Có chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu, có vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù.

+ Binh chủng còn được dùng để gọi một số đơn vị bộ đội chuyên môn như : Binh chủng Pháo binh ; Binh chủng Tăng - Thiết giáp ; Binh chủng Công binh ; Binh chủng Thông tin liên lạc ; Binh chủng Đặc công ; Binh chủng Hoá học...

Lý thuyết GDQP 12 Bài 3: Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Các chiến sĩ bộ đội đặc công đang diễn tập trên thao trường

i) Bộ đội Biên phòng:

+ Là bộ phận của Quân đội nhân dân.

+ Có chức năng làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia (trên đất liền, hải đảo, vùng biển, cửa khẩu).

Lý thuyết GDQP 12 Bài 3: Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Các cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng đang tuần tra

3. Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam

a) Những quy định chung

- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ, sĩ quan dự bị ;

- Hạ sĩ quan và binh sĩ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.

b) Hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

- Sĩ quan có 3 cấp, 12 bậc (cấp tướng có 4 bậc, cấp tá có 4 bậc, cấp uý có 4 bậc).

- Hạ sĩ quan có 3 bậc.

- Chiến sĩ có 2 bậc.

- Quân nhân chuyên nghiệp có 2 cấp, 8 bậc.

c) Quân hiệu, cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam

Xem phụ lục cuối sách.

II. Công an nhân dân

Lý thuyết GDQP 12 Bài 3: Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Lực lượng công an nhân dân Việt Nam đang duyệt binh

1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam

a. Tổ chức

- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lí của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

- Là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

- Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh và lực lượng Cảnh sát được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ Trung ương đến cơ sở.

b. Hệ thống tổ chức

- Bộ Công an;

- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố, trực thuộc tỉnh;

- Công an xã, phường, thị trấn.

2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an

a) Bộ Công an:

- Là đơn vị thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công an đứng đầu.

- Chức năng : Quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nên an ninh nhân dân và các lực lượng công an.

b) Tổng cục Xây dựng lực lượng: là cơ quan chuyên trách đảm nhiệm công tác xây dựng hệ thống tổ chức, cán bộ, các lực lượng nghiệp vụ trong Bộ Công an.

c) Tổng cục An ninh I: Là lực lượng nòng cốt của công an, có nhiệm vụ nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh đối ngoại, đấu tranh phòng và chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia.

d) Tổng cục An ninh II: là lực lượng nòng cốt của công an, có nhiệm vụ nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh đối nội, đấu tranh phòng và chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia.

đ) Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm: Là lực lượng nòng cốt, có nhiệm vụ chủ động đấu tranh phòng và chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu hành động gây mất trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

e) Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội: Là lực lượng nòng cốt, có nhiệm vụ quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội (các lĩnh vực quản lí hộ khẩu, giao thông, phòng cháy chữa cháy...).

f) Tổng cục Tình báo: Là lực lượng đặc biệt, hoạt động bí mật ở cả trong và ngoài nước, nhằm ngăn chặn và đập tan những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh quốc gia.

g) Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp: Là lực lượng quản lý nhà nước về thi hành án phạt tù và hỗ trợ tư pháp ; quản lí các trại giam, cơ sở giáo dục trại tạm giam, nhà tạm giữ, quản chế hành chính.

h) Tổng cục Hậu cần - Kĩ thuật: là cơ quan tham mưu, bảo đảm về mặt hậu cần, cơ sở vật chất và khai thác sử dụng vật tư, trang bị phương tiện kĩ thuật cho các lực lượng của công an.

i) Bộ Tư lệnh cảnh vệ: Là lực lượng bảo vệ cán bộ cao cấp, cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách, các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế, chuyên gia nước ngoài đến công tác tại Việt Nam an toàn tuyệt đối.

k) Bộ Tư lệnh cảnh sát vũ trang: Là lực lượng sẵn sàng cơ động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các sự kiện quan trọng của đất nước.

l) Văn phòng: Là cơ quan tham mưu giúp thủ trưởng Bộ Công an nắm chắc tình hình, nghiên cứu đề xuất những chủ trương, giải pháp về mọi mặt của ngành công an.

m) Thanh tra: có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành công an.

n) Công an xã: Là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân xã và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của công

3. Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Công an nhân dân Việt Nam

a) Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân:

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:

+ Sĩ quan cấp tướng có 4 bậc.

+ Sĩ quan cấp tá có 4 bậc.

+ Sĩ quan cấp uý có 4 bậc.

+ Hạ sĩ quan có 3 bậc.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật :

+ Sĩ quan cấp tá có 3 bậc.

+ Sĩ quan cấp uý có 4 bậc.

+ Hạ sĩ quan có 3 bậc.

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn :

+ Hạ sĩ quan có 3 bậc.

+ Chiến sĩ có 2 bậc.

b) Công an hiệu, cấp hiệu của Công an nhân dân Việt Nam

Xem phụ lục cuối sách.

Trắc nghiệm GDQP 12 Bài 3: Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Câu 1. Quân đội nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thống nhất của

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Quốc hội nước Việt Nam.

D. Chính phủ Việt Nam.

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 2. Quân đội nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt dưới sự chỉ huy và điều hành của

A. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng chính phủ.

D. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 3. Quân đội nhân dân Việt Nam không bao gồm lực lượng nào dưới đây?

A. Bộ đội chủ lực.

B. Bộ đội địa phương.

C. Bộ đội biên phòng.

D. Dân quân tự vệ.

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 4. Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Tổng cục chính trị.

B. Tòa án quân sự trung ương.

C. Viện kiểm Nhân dân tối cao.

D. Tổng cục hậu cần.

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 5. Cơ quan nào dưới đây thuộc hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Viện kiểm sát nhân dân.

B. Tổng cục công nghiệp quốc phòng.

C. Tòa án nhân dân.

D. Tổng cục biển đảo và hải đảo Việt Nam.

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 6. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan nào có chức năng đảm bảo trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và điều hành các hoạt động quân sự trong thời bình, thời chiến?

A. Tổng cục chính trị.

B. Bộ Tổng tham mưu.

C. Tổng cục Hậu cần.

D. Tổng cục Kĩ thuật.

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 7. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan nào đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân?

A. Tổng cục chính trị.

B. Bộ Tổng tham mưu.

C. Tổng cục Hậu cần.

D. Tổng cục Kĩ thuật.

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 8. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan nào có chức năng đảm bảo vật chất, quân y, vận tải cho toàn quân?

A. Tổng cục chính trị.

B. Bộ Tổng tham mưu.

C. Tổng cục Hậu cần.

D. Tổng cục Kĩ thuật.

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 9. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan nào có chức năng đảm bảo vũ khí, trang bị, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân?

A. Tổng cục chính trị.

B. Bộ Tổng tham mưu.

C. Tổng cục Hậu cần.

D. Tổng cục Kĩ thuật.

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 10. Trong hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam, quân khu được hiểu là

A. tổ chức quân sự theo lãnh thổ, trực thuộc Bộ Quốc phòng.

B. đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch – chiến thuật.

C. bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lí nhất định.

D. các đơn vị bộ đội chuyên môn, ví dụ: pháp binh, công binh…

Trả lời:

Đáp án: A

Xem thêm các bài Lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 12 hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác