Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều | Giáo dục quốc phòng 10

Với câu hỏi trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 3. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Lưu ý: Môn GDQP 10 Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo sẽ học chung bộ sách.

Kết nối tri thức & Chân trời sáng tạo:

Cánh diều:

- Chủ đề 1: Một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh

- Chủ đề 2: Điều luật đội ngũ và chiến thuật bộ binh




Lưu trữ: Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng (sách cũ)

Câu 1. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng tư thế khi thực hiện động tác quay nửa bên trái?

A. Thân người giữ ngay ngắn, hai chân thẳng tự nhiên.

B. Lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ.

C. Phối hợp sức xoay của thân, quay người sang trái một góc 900.

D. Sau khi xoay người, đưa chân lên thành tư thế nghiêm.

Câu 2. So với động tác nghiêm, động tác nghỉ (cơ bản) có điểm gì khác biệt?

A. Chân trái hơi trùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.

B. Hai chân thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai bàn chân.

C. Thân người ngay ngắn, phối hợp sức xoay của cả chân và thân.

D. Hai chân mở rộng bằng vai, chân phải hơi trùng xuống.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng tư thế khi thực hiện động tác quay bên trái?

A. Thân người giữ ngay ngắn, hai chân thẳng tự nhiên.

B. Lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ.

C. Phối hợp sức xoay của thân, quay người sang trái một góc 450.

D. Sau khi xoay người, đưa chân lên thành tư thế nghiêm.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng tư thế khi thực hiện động tác nghiêm?

A. Hai gót chân đặt sát vào nhau, hai bàn chân mở rộng một góc 450.

B. Hai chân thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai bàn chân.

C. Hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại và cong tự nhiên.

D. Hai chân mở rộng bằng vai, hai tay đưa về phía sau lưng.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng tư thế khi thực hiện động tác nghỉ (cơ bản)?

A. Chân trái hơi trùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.

B. Hai chân mở rộng bằng vai, hai tay đưa về phía sau lưng.

C. Hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại và cong tự nhiên.

D. Người không nghiêng ngả; không cười đùa, nói chuyện.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng tư thế khi thực hiện động tác nghỉ (hai chân mở rộng bằng vai)?

A. Hai chân thẳng tự nhiên, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân.

B. Hai tay đưa về sau lưng, bàn tay trái nắm cổ tay phải, bàn tay phải vẫn nắm.

C. Hai gót chân đặt sát nhau, chân trái hơi trùng, sức nặng dồn vào chân phải.

D. Chân trái bước sang bên trái một bước rộng bằng vai (tính từ hai mép ngoài gót chân).

Câu 7. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng tư thế khi thực hiện động tác quay nửa bên phải?

A. Thân người giữ ngay ngắn, hai chân thẳng tự nhiên.

B. Lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ.

C. Phối hợp sức xoay của thân, quay người sang phải một góc 900.

D. Sau khi xoay người, đưa chân lên thành tư thế nghiêm.

Câu 8. Động tác nghỉ (hai chân rộng bằng vai) không được vận dụng trong trường hợp nào dưới đây?

A. Đứng trên tàu.

B. Luyện tập thể dục, thể thao.

C. Đứng trên xe.

D. Duyệt binh, đứng trong đội hình.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây mô tả đúng tư thế tay khi thực hiện động tác nghỉ (hai chân mở rộng bằng vai)?

A. Hai tay đưa về sau lưng, bàn tay trái nắm cổ tay phải.

B. Hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại, cong tự nhiên.

C. Hai tay buông thẳng, ngón tay giữa đặt đúng theo đường chỉ quần.

D. Bàn tay phải nắm lấy cổ tay trái, bàn tay trái xòe rộng.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng tư thế khi thực hiện động tác quay bên phải?

A. Thân người giữ ngay ngắn, hai chân thẳng tự nhiên.

B. Lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ.

C. Phối hợp sức xoay của thân, quay người sang phải một góc 450.

D. Sau khi xoay người, đưa chân lên thành tư thế nghiêm.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây mô tả đúng tư thế thực hiện động tác chào cơ bản khi đội mũ cứng, mũ Kê-pi?

A. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành mũ (lưỡi trai).

B. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa đặt chạm vào phía dưới bên phải vành mũ.

C. Tay phải đưa lên chào, đồng thời mặt đánh lên góc 150, quay sang trái góc 450.

D. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa cao ngang đuôi lông mày bên phải.

Câu 12. Các chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 3 có đáp án, chọn lọc

A. Chào cơ bản khi đội mũ mềm.

B. Chào cơ bản khi đội mũ cứng.

C. Chào cơ bản khi đội mũ hải quan.

D. Chào cơ bản khi đội mũ Kê-pi.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây mô tả đúng tư thế thực hiện động tác chào cơ bản khi đội mũ hải quân?

A. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành mũ (lưỡi trai).

B. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa đặt chạm vào phía dưới bên phải vành mũ.

C. Tay phải đưa lên chào, đồng thời mặt đánh lên góc 150, quay sang trái góc 450.

D. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa cao ngang đuôi lông mày bên phải.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây mô tả đúng tư thế thực hiện động tác nhìn bên phải chào?

A. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành mũ (lưỡi trai).

B. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa đặt chạm vào phía dưới bên phải vành mũ.

C. Tay phải đưa lên chào, đồng thời mặt đánh lên góc 150, quay sang phải góc 450.

D. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa cao ngang đuôi lông mày bên phải.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây mô tả đúng tư thế thực hiện động tác chào khi không đội mũ?

A. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành mũ (lưỡi trai).

B. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa đặt chạm vào phía dưới bên phải vành mũ.

C. Tay phải đưa lên chào, đồng thời mặt đánh lên góc 150, quay sang phải góc 450.

D. Tay phải đưa lên, đầu ngón tay giữa cao ngang đuôi lông mày bên phải.

Câu 16. Trong đội hình đang đi đều, chiến sĩ phải đổi chân ngay khi

A. bước quá chậm so với tốc độ chung của cả đơn vị.

B. cần phải làm chuẩn cho cả đội hình diễn tập theo.

C. thấy mình đi sai với nhịp chung của đơn vị.

D. bước quá nhanh so với tốc độ chung của đơn vị.

Câu 17. Trong đội ngũ từng người không có súng, động tác chạy đều được áp dụng trong trường hợp

A. vận động trong điều kiện địa hình không bằng phẳng, có vật cản.

B. vận động trong điều kiện địa hình bằng phẳng, không có vật cản.

C. di chuyển cự li gần (dưới 5 bước) được nhanh chóng, trật tự và thống nhất.

D. di chuyển cự li xa (trên 5) bước được nhanh chóng, trật tự và thống nhất.

Câu 18. Chào cấp trên xong, khi nào người chiến sĩ được hạ tay xuống?

A. Cấp trên chào đáp lễ xong.

B. Cấp trên cho phép hạ tay xuống.

C. Báo cáo xong và đứng chờ chỉ thị của cấp trên.

D. Trong khi thực hiện báo cáo với cấp trên.

Câu 19. Trong đội ngũ từng người không có súng, chiến sĩ có thể đứng nghiêm để chào khi

A. đang mang găng tay.

B. đang làm việc, học tập.

C. báo cáo với cấp trên.

D. tay đang bận làm nhiệm vụ.

Câu 20. Các chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?

Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 3 có đáp án, chọn lọc

A. Chào cơ bản khi đội mũ mềm.

B. Chào cơ bản khi đội mũ cứng.

C. Chào cơ bản khi đội mũ hải quan.

D. Chào cơ bản khi đội mũ Kê-pi.

Câu 21. Trong đội ngũ từng người không có súng, động tác tiến lùi, qua phải, qua trái để di chuyển ở cự li

A. ngắn, từ 10 bước trở lại.

B. dài, từ 5 bước trở lên.

C. ngắn, từ 5 bước trở lại.

D. dài, từ 10 bước trở lên.

Câu 22. Trong đội ngũ từng người không có súng, tốc độ chuẩn khi chạy đều là

A. 140 bước/ phút.

B. 150 bước/ phút.

C. 160 bước/ phút.

D. 170 bước/ phút.

Câu 23. Khi thực hiện động tác đi đều, chiến sĩ cần chú ý điều gì?

A. Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui, có thể quay nhìn xung quanh.

B. Đánh tay ra phía sau sát thân người (không đánh sang hai bên).

C. Độ dài mỗi bước và tốc độ di chuyển có thể tự điều chỉnh linh hoạt.

D. Nét mặt tươi vui, phấn khởi, có thể nói chuyện trong quá trình di chuyển.

Câu 24. Khi thực hiện động tác qua phái/ qua trái, chiến sĩ cần chú ý điều gì?

A. Khi bước thân người phải ngay ngắn, có thể nhìn xuống để bước.

B. Thân người có thể nghiêng ngả nhưng không được nhìn xuống để bước.

C. Khi bước thân người phải ngay ngắn, không được nhìn xuống để bước.

D. Thân người có thể nghiêng ngả nhưng nét mặt phải nghiêm nghị.

Câu 25. Khi thực hiện động tác chào cơ bản, sau khi nghe dứt động lệnh “THÔI”, chiến sĩ đưa tay phải xuống theo đường gần nhất và về tư thế

A. nghỉ cơ bản.

B. nghỉ hai chân mở rộng bằng vai.

C. nghiêm.

D. ngồi xuống.

Câu 26. Khi thực hiện động tác nghiêm, chiến sĩ cần chú ý điều gì?

A. Thân người không được nghiêng ngả, nét mặt tươi vui, có thể nói chuyện.

B. Thân người không nghiêng ngả, chân trái trùng xuống, lấy chân phải làm trụ.

C. Toàn thân không động đậy; vai lệch (vai trái cao hơn), mắt nhìn xuống.

D. Toàn thân không động đậy, không lệch vai; mắt nhìn thẳng, nét mặt nghiêm túc.

Câu 27. Khi thực hiện động tác quay phải/ quay trái, chiến sĩ phải chú ý điều gì?

A. Không lấy đà để quay.

B. Có thể vung tay khi quay.

C. Nên lấy đà để quay người.

D. Đưa chân sang ngang để dập gót.

Câu 28. Khi thực hiện động tác chào, chiến sĩ phải chú ý điều gì?

A. Không chào bằng tay phải.

B. Xoay người khi thay đổi hướng chào.

C. Tháo găng tay nghi lễ khi chào.

D. Mắt nhìn thẳng vào người mình chào.

Câu 29. Khi thực hiện động tác chào, chiến sĩ phải chú ý điều gì?

A. Không chào bằng tay trái.

B. Có thể nghiêng đầu, lệch vai.

C. Tháo găng tay nghi lễ khi chào.

D. Xoay người khi thay đổi hướng chào.

Câu 30. Thực hiện động tác chào cơ bản khi đội mũ mềm, dã chiến, đầu ngón tay giữa của chiến sĩ chạm vào

A. phía dưới bên trái vành mũ.

B. phía dưới bên phải vành mũ.

C. bên phải vành lưỡi trai.

D. bên trái vành lưỡi trai.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 có đáp án, chọn lọc hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học