Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều | Giáo dục quốc phòng 10

Với câu hỏi trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Lưu ý: Môn GDQP 10 Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo sẽ học chung bộ sách.

Kết nối tri thức & Chân trời sáng tạo:

Cánh diều:

- Chủ đề 1: Một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh

- Chủ đề 2: Điều luật đội ngũ và chiến thuật bộ binh

- Chủ đề 3: Một số hiểu biết về phòng thủ dân sự




Lưu trữ: Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam (sách cũ)

Câu 1. Lịch sử Việt Nam ghi nhận mốc thời gian chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất là năm

A. 936.

B. 937.

C. 938.

D. 939.

Câu 2. Năm 1054, sau khi lên ngôi, vưa Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước thành

A. Đại Cồ Việt.

B. An Nam.

C. Đại Nam.

D. Đại Việt.

Câu 3. Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần và Lê sơ là

A. Thanh Hóa.

B. Thăng Long.

C. Phú Xuân.

D. Phú Thọ.

Câu 4. Chiến thắng nào có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược dưới thời Lý?

A. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động.    

B. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng.

C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.       

D. Chiến thắng ở Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 5. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1407) thất bại là do       

A. nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi.

B. quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí.         

C. nhà Hồ thiếu quyết tâm kháng chiến.

D. nhà Hồ không tập hợp được sức mạnh toàn dân.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân Mông – Nguyên trong ba lần xâm lược Đại Việt?

A. Đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt, sáng tạo.

B. Lực lượng quân Mông – Nguyên ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.

C. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh tài giỏi với nhiều danh tướng kiệt xuất.

D. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh giữ nước.

Câu 7. “Nắm chắc những chố mạnh, chố yếu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt mở đầu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bằng một cuộc tiến công trước để tự vệ. Hành động tiến công tích cực đó đã giáng cho kẻ thù một đòn phủ đầu bất ngờ và tạo ra một thế chiến lược chủ động cho toàn bộ cuộc chiến tranh yêu nước.” Đoạn tư liệu trên đề cập đến chiến thuật quân sự nào của quân dân Đại Việt?

A. “Vườn không nhà trống”.                      

B. “Tiên phát chế nhân”.

C. “Đánh nhanh thắng nhanh”.                  

D. “Đánh điểm diệt viện”.

Câu 8. Tháng 9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đà Nẵng.                   

B. Gia Định.                  

C. Hà Nội.            

D. Thuận An.

Câu 9. Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu

A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. 

B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.

C. thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam.

D. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

Câu 10. Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập?

A. Trần Phú.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Lê Hồng Phong.

D. Lê Duẩn.

Câu 11. Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập vào năm 1945 là

A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Vương quốc Campuchia.

C. Cộng hòa Dân chủ Đông Timo.

D. Cộng hòa Singapo.

Câu 12. Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là câu trích từ tài liệu nào dưới đây? 

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.                            

B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.                           

D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.

Câu 13. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!” Đoạn trích trên đã phản ánh tính chất gì của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1946 - 1954)?

A. Chính nghĩa. 

B. Nhân dân.     

C. Toàn diện.     

D. Trường kì.

Câu 14. Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã giáng đòn quyết định, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ?

A. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947).

B. Chiến thắng Biên giới thu – đông (1950).

C. Chiến thắng Hòa Bình đông – xuân (1951 – 1952).

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

Câu 15. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ (1954)?

A. Mĩ nhảy vào miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

B. Pháp rút quân khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương giữa hai miền Nam – Bắc. 

C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Tổng tuyển cử tự do thống nhất hai miền đất nước được thực hiện.

Câu 16. Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975)

A. hậu phương miền Bắc được xây dựng vững chắc.

B. tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

C.sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.

D. sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 17. Nội dung nào không phản ánh đúng truyền thống của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước?

A. Dựng nước đi đôi với giữ nước.

B. Lấy lớn chống nhỏ, lấy nhiều địch ít.

C. Toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện.

D. Đánh giặc bằng trí thông minh, sáng tạo.

Câu 18. “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước” Đoạn trích trên đã phản ánh truyền thống nào của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước?

A. Đoàn kết quốc tế.

B. Toàn dân đánh giặc.

C. Lấy nhỏ chống lớn.

D. Lấy ít địch nhiều.

Câu 19. So với ba cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần, nghệ thuật quân sự của quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh (1788 – 1789) có điểm gì khác biệt ?

A. Chủ động tấn công chặn trước thế mạnh của giặc.

B. Phòng ngự tích cực qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

C. Đánh thần tốc, tiến công mãnh liệt bằng nhiều mũi, nhiều hướng.

D. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.

Câu 20. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây:

“Ai người anh dũng tuyệt vời

Trong nanh vuốt giặc một lời thép gang:

Ta thà làm quỷ nước Nam,

Làm vương đất Bắc chẳng ham chút nào?”

A. Trần Hưng Đạo.

B. Trần Khánh Dư.

C. Trần Bình Trọng.

D. Trần Thủ Độ.

Câu 21. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng sau đây: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ; chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi sách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người”?

A. Trưng Trắc.

B. Triệu Thị Trinh.

C. Trưng Nhị.

D. Bùi Thị Xuân.

Câu 22: Chiến thuật quân sự “tiên phát chế nhân” được hiểu là

A. chủ động tấn công chặn trước thế mạnh của giặc.

B. đánh thần tốc, tiến công mãnh liệt, táo bạo.

C. phản công khi kẻ địch mệt mỏi, suy yếu.

Câu 23. Một trong những nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là 

A. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.              

B. hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.

C. tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

D. lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam.

Câu 24. Quyết định chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không xuất phát từ Lí do nào sau đây?

A. Bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên.

B. Pháo binh và bộ binh thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng.

C. Thực dân Pháp có ưu thế về quân số và vũ khí, phương tiện chiến tranh.

D. Hậu phương của Việt Nam chưa đủ khả năng để chi viện cho trận đánh lớn.

Câu 25. Nhân vật lịch sử nào được nhắc đến trong câu đố dân gian dưới đây:

“Hùm Thiêng Yên Thế oai hùng

Phất cờ khởi nghĩa ở vùng Bắc Giang.

Khi mai phục, lúc trá hang

Làm quân cướp nước hoang mang điên đầu?”

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Phan Bội Châu.

C. Nguyễn Thiện Thuật.

D. Nguyễn Trường Tộ.

Câu 26. Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là 

A. dựa vào quân đội các nước thân Mĩ.                

B. kết hợp với ném bom phá hoại miền Bắc. 

C. có sự tham chiến của quân Mĩ.                        

D. dựa vào lực lượng quân sự Mĩ.

Câu 27. Trong thời kì 1954 - 1975, sự kiện nào đánh dấu cách mạng Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào”?

A. Đại thắng mùa Xuân 1975.                             

B. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết (1973). 

C. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi Việt Nam (1973).             

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1972).

Câu 28. Một trong những truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam là

A. lấy lớn chống nhỏ.

B. lấy nhiều địch ít.

C. dựng nước đi đôi giữ nước.

D. chỉ đánh giặc trên mặt trận quân sự.

Câu 29. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do

A. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản. 

B. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.

C. nhân dân không đoàn kết với triều đình nhà Nguyễn. 

D. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến.

Câu 30. Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp, Mĩ xâm lược (1945 - 1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi bằng việc

A. dùng sức mạnh của nhiều nhân tố thắng sức mạnh quân sự và kinh tế. 

B. dùng sức mạnh của vật chất đánh thắng sức mạnh của ý chí và tinh thần. 

C. lấy số lượng quân đông thắng vũ khí chất lượng cao.

D. lấy lực thắng thế, lấy ít thắng nhiều về quân số. 

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 có đáp án, chọn lọc hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học