Lý thuyết GDCD 6 Kết nối tri thức Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay nhất, ngắn gọn sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 6.

1. Tìm hiểu khái niệm công dân

- Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân nước đó.

2. Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

- Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam. 

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú ở Việt Nam, còn cha không rõ là ai.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác