Giáo án Vật Lí 8 Bài 21: Nhiệt năng mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.

2. Kĩ năng

- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học và tích cực trong khi giải bài tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

II. CHUẨN BỊ:

Một quả bóng cao su; một miếng kim loại; một phích nước nóng; một cốc thủy tinh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:                 SS - TT - VS            (1 phút)

2/ Kiểm tra bài cũ                                              (3 phút)

Hỏi:  Các chất được cấu tạo ntn?

Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ ntn?

2. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV làm thí nghiệm thả bóng rơi.

Yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng.

GV: đặt vấn đề như sgk

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.

- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về nhiệt năng (15 phút)

- Yêu cầu HS nhắc lại động năng trong cơ học.

- Các vật được cấu tạo như thế nào?

- Các phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên?

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào?

- GV thông báo: Tổng động năng phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.

- Hãy tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ?

- GV gợi ý: Có một cốc nước, nước trong cốc có nhiệt năng không? Tại sao?

- Nếu đun nóng, thì nhiệt năng của nước có thay đổi không? Tại sao?

- Từ đó HS tìm được mối liên hệ giữa Nhiệt năng và nhiệt độ.

- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

- Các vật được cấu tạo từ những phân tử, nguyên tử.

- Các phân tử, nguyên tử chuyển độn hỗn độn không ngừng.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

I. Nhiệt năng

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng tăng.

Hoạt động 2.2: Các cách làm thay đổi nhiệt năng (8 phút)

(GV chuyển ý)

- Chuyển ý: HS nhắc lại định nghĩa nhiệt năng?

- Từ định nghĩa nhiệt năng cho biết khi nào thì nhiệt năng của vật thay đổi? Khi nào thì tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật bị thay đổi? Khi nào động năng bị thay đổi? (GV giới thiệu sang hoạt động 3)

- Hoạt động nhóm: GV cho các nhóm thảo luận để tìm ra các cách để làm biến đổi nhiệt năng.

- Giả sử em có một cái búa, làm sao cho miếng kim loại nóng lên? Nếu không có búa, thì em làm cách nào?

- Cho HS trả lời C1 và C2.

- GV cho các nhóm thí nghiệm

- Cách mà các em cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn đó gọi là cách thực hiện công.

- Cách mà các em bỏ miếng kim loại vào nước nóng gọi là sự truyền nhiệt.

- HS suy nghĩ.

- Nước trong cốc có nhiệt năng, vì ..

- Khi đun nóng thì nhiệt năng của nước tăng, vì ..

II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng

- Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng cách:

+ Thực hiện công

+ Truyền nhiệt

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về nhiệt lượng (8 phút)

- GV trở lại các cách làm biến đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công và truyền nhiệt ở trên để thông báo định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.

- Trước khi cọ xát hay trước khi thả miếng kim loại vào nước nóng thì nhiệt độ của vật tăng chưa? Nhiệt năng của vật tăng chưa?

- Sau khi thực hiện công hay truyền nhiệt thì nhiệt độ của miếng kim loại thế nào? Nhiệt năng của miếng kim loại thế nào?

- GV đưa thêm một tình huống: Một miếng kim loại đang nóng vào cốc nước lạnh thì sau một thời gian nhiệt độ và nhịêt năng của kim loại có thay đổi không?

- Từ đó GV hình thành định nghĩa và đơn vị nhiệt năng. Công là số đo cơ năng được truyền đi, nhiệt lượng là số đo nhiệt năng được truyền đi, nên công và nhiệt lượng có cùng đơn vị là Jun.

- Khi động năng phân tử bị thay đổi.

- Khi chuyển động của các phân tử bị thay đổi.

- HS thảo luận nhóm.

- Dùng búa đập lên miếng kim loại.

- Cọ xát miếng kim loại lên mặt bàn.

- Thả miếng kim loại vào cốc nước nóng.

- Thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời.

- HS làm thí nghiệm

- Trước khi cọ xát hay trước khi thả miếng kim loại vào nước nóng thì nhiệt độ của vật chưa tăng, nhiệt năng của vật chưa tăng.

- Sau khi thực hiện công hay truyền nhiệt thì nhiệt độ của miếng kim loại tăng, nhiệt năng tăng.

III. Nhiệt lượng

- Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được (hay mất bớt đi) trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

- Ký hiệu nhiệt lượng là Q.

- Đơn vị nhiệt lượng là Jun

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10 phút)

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1: Nhiệt năng của một vật là

A. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

⇒ Đáp án B

Bài 2: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:

A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.

B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.

D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

⇒ Đáp án D

Bài 3: Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo hướng nào?

A. Hướng từ dưới lên.

B. Hướng từ trên xuống.

C. Hướng sang ngang.

D. Theo mọi hướng.

Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo mọi hướng ⇒ Đáp án D

Bài 4: và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C) nhiệt năng của thỏi kim loại nước giảm.

B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn ⇒ Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 90°C vào một cốc ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 24°C) nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng do nhiệt độ của thỏi kim loại hạ xuống và nhiệt độ của nước tăng lên ⇒ Đáp án C

Bài 5: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?

A. 1         

B. 2         

C. 3         

D. 4

Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách: Thực hiện công và truyền nhiệt.

⇒ Đáp án B

Bài 6: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.

B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

C. Từ cơ năng sang cơ năng.

D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Khi đó nhiệt năng của cục sắt giảm đi và của nước tăng lên. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng của cục sắt sang nhiệt năng của nước qua việc truyền nhiệt ⇒ Đáp án B

Bài 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.

B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.

C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.

D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

- Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có động năng.

- Mặt khác, nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

⇒ Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.

⇒ Đáp án B

Bài 8: Nhiệt lượng là

A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.

C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt ⇒ Đáp án A

Bài 9: Chọn câu sai trong những câu sau:

A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.

C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.

D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách thực hiện công để làm thay đổi nhiệt năng của vật ⇒ Đáp án D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8 phút)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Hướng dẫn trả lời C3, C4, C5.

- HS thảo luận nhóm và trả lời C3, C4, C5.

Câu 1: c

Câu 2: d

Câu 3: c

- HS trả lời câu 3, 4, 5.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hãy giải thích sự tạo thành dòng đối lưu khi đun nước từ phía dưới ấm

Xoa hai bàn tay vào nhau (thực hiện công) thì thấy hai bàn tay nóng lên-> giải thích

4. Hướng dẫn về nhà:/p>

- Đọc kỹ  phần ghi nhớ,  học bài và làm bài tập  từ 21.1 đến 21.4 SBT

- Đọc phần “ Có thể em chưa biết”

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học