Giáo án Vật Lí 12 Cánh diều Bài 4: Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 12 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được định nghĩa nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng.

- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng bằng dụng cụ thực hành.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Chủ động tìm kiếm thông tin và nêu ý kiến đề xuất phương án thí nghiệm đo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng và nhiệt hóa hơi riêng.

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong quá trình nêu định nghĩa, thiết kế phương án và thực hiện đo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng và nhiệt hóa hơi riêng.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Thu thập được số liệu thực hành và xử lí các thông tin có liên quan đến thực hành đo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng và nhiệt hóa hơi riêng; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực vật lí:

- Nêu được định nghĩa của nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng.

- Thực hiện và xử lí số liệu thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước, nhiệt nóng chảy tiêng của nước đá.

3. Phẩm chất

- Trung thực trong báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.

- Hình vẽ và bảng trong SGK: Hình ảnh đổ kim loại nóng chảy vào khuôn, bảng nhiệt dung riêng của một số chất ở 00C, hình ảnh sơ đồ thí nghiệm xác định nhiệt dung riêng của nước,…

- Video:

+ Video đúc đồng

https://www.youtube.com/watch?v=eg2Gd9mibQ4

- Phiếu học tập.

- Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

- SGK, SBT Vật lí 12.

- HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm:

+ Bộ (1): Dây dẫn nối với nguồn điện, nhiệt lượng kế kèm dây điện trở, nhiệt kế, oát kế, đồng hồ bấm giây.

+ Bộ (2): Dây dẫn nối với nguồn điện, oát kế, nhiệt lượng kế kèm dây điện trở, cốc, cân, đồng hồ bấm giây.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhận biết được ứng dụng hiện tượng nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng của các chất trong thực tiễn.

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về câu hỏi, HS phát biểu ý kiến của bản thân về kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video đúc đồng cho HS quan sát.

https://www.youtube.com/watch?v=eg2Gd9mibQ4

Giáo án Vật Lí 12 Cánh diều Bài 4: Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng

- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Mở đầu (SGK – tr21):

Trong đời sống hằng ngày và nhiều lĩnh vực sản xuất, người ta thường phải cung cấp năng lượng để làm nóng vật hoặc tạo ra sự chuyển thể của các chất.

Nhiệt lượng cần truyền cho một vật để nó nóng lên hoặc chuyển thể phụ thuộc vào những yếu tố nào và có thể xác định như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi video, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Gợi ý trả lời:

+ Nhiệt lượng cần truyền cho một vật để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng của vật, bản chất của chất tạo nên vật và độ tăng nhiệt độ.

+ Nhiệt lượng cần truyền để vật chuyển thể phụ thuộc vào khối lượng của vật và bản chất của vật.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Đúc kim loại ứng dụng hiện tượng nóng chảy của kim loại và thường được thực hiện với đồng, chì do các kim loại này có nhiệt nóng chảy riêng thấp. Vậy nhiệt dung riêng, nóng chảy riêng và nhiệt hóa hơi riêng của một chất là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới để có câu trả lời chính xác – Bài 4: Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về định nghĩa nhiệt dung riêng

a. Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa nhiệt dung riêng và viết được công thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để nêu định nghĩa và biểu thức tính nhiệt dung riêng.

c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để nêu định nghĩa nhiệt dung riêng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và nêu các yếu tố làm thay đổi nhiệt độ của một vật.

- GV hướng dẫn HS rút ra biểu thức xác định nhiệt lượng khi một vật thay đổi nhiệt độ và định nghĩa nhiệt dung riêng

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr21,22)

+ Câu hỏi 1 (SGK – tr21): Lấy ví dụ cho thấy nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng vật có liên hệ với khối lượng, nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ vật đạt được sau khi đun.

+ Câu hỏi 2 (SGK – tr22): Từ hệ thức (4.1), chứng tỏ rằng đơn vị đo của nhiệt dung riêng là J/kg.K.

- GV chiếu bảng số liệu và giới thiệu nhiệt dung riêng của một số chất ở 00C cho HS quan sát và tìm hiểu.

I. NHIỆT DUNG RIÊNG

1. Định nghĩa

- Nhiệt lượng Q phải cung cấp để làm thay đổi nhiệt độ của một vật có liên hệ với:

+ Khối lượng m (kg) của vật;

+ Độ thay đổi nhiệt độ ΔT (K) muốn đạt được;

+ Bản chất của chất cấu tạo nên vật.

- Nhiệt lượng cần để làm thay đổi nhiệt độ của một lượng chất:

Q = mc.ΔT

Trong đó c là nhiệt dung riêng của chất.

- Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần cung cấp để nhiệt độ của 1 kg chất đó tăng thêm 1 K.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 12 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học