Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

‒ Tự chủ, tự học, tự khám phá: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tư duy độc lập của HS.

‒ Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tích cực tham gia thảo luận nhóm, trao đổi và chia sẻ ý tưởng của nội dung học tập.

‒ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, sáng tạo nhiều cách để giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội năng và sự truyền năng lượng nhiệt.

2. Năng lực vật lí

‒ Nhận thức vật lí: Nêu được định nghĩa nhiệt dung riêng; nêu được mối liên hệ nội năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo nên vật, định luật 1 của nhiệt động lực học.

‒ Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện thí nghiệm để rút ra mối liên hệ nội năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo nên vật, định luật 1 của nhiệt động lực học.

 ‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được định luật 1 của nhiệt động lực học trong một số trường hợp đơn giản.

3. Phẩm chất

‒ Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập vật lí.

‒ Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

‒ Cẩn thận, chặt chẽ trong suy luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Bộ dụng cụ thí nghiệm minh hoạ mối liên hệ giữa nội năng và năng lượng của các phân tử cấu tạo nên vật (giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn).

– Tranh ảnh minh hoạ các quá trình thực hiện công, truyền nhiệt.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Đặt vấn đề cho bài học

a) Mục tiêu: HS hứng thú vào bài học mới.

b) Nội dung: HS quan sát Hình 3.1 và thảo luận nguyên nhân xảy ra sự tăng nhiệt độ trong ô tô đóng kín cửa khi để ngoài trời nắng nóng.

c) Sản phẩm: HS hứng thú tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề đặt ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV nêu vấn đề: Ô tô khi đóng kín cửa để ngoài trời nắng nóng (Hình 3.1), nhiệt độkhông khítrong xe tăng rất cao so với nhiệt độ bên ngoài, làm giảm tuổi thọcủa các thiết bị bên trong xe. Nguyên nhân nào gây ra sự tăng nhiệt độ này?

HS quan sát Hình 3.1 và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV gợi ý HS liên hệ đến chuyển động của các phân tử nếu HS chỉ đơn thuần nghĩ đến câu trả lời là do hiệu ứng nhà kính.

Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo, thảo luận:

– GV mời đại diện một nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

Đại diện một nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

Kết luận:

GV tổng kết các ý kiến của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới.

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. NỘI NĂNG

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm nội năng

a) Mục tiêu: HS nêu khái niệm nội năng của một vật và sự phụ thuộc nội năng của vật vào các yếu tố.

b) Nội dung: HS đọc SGK, thảo luận để nêu khái niệm nội năng của vật và hiểu được nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ T và thể tích V của vật.

c) Sản phẩm: Khái niệm nội năng của vật, sự phụ thuộc nội năng của vật vào các yếu tố.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời: Nội năng của một vật là gì?

– Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu Thảo luận 1.

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).

HS thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo, thảo luận:

– GV mời một HS nêu khái niệm nội năng.

– GV mời một HS khác trả lời câu Thảo luận 1.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

Kết quả câu Thảo luận 1 cần đạt:

Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng tương tác của các phân tử cấu tạo nên vật. Động năng của các phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao các phân tử chuyển động càng nhanh và có động năng càng lớn. Thế năng tương tác của các phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng và khoảng cách này phụ thuộc vào thể tích (hay mật độ phân tử) của vật.
Như vậy, nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

– Một HS nêu khái niệm nội năng.

– Một HS khác trả lời câu Thảo luận 1. Các HS khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

Kết luận:

GV tổng hợp lại các ý kiến của HS, hướng dẫn HS rút ra khái niệm nội năng của vật, sự phụ thuộc nội năng của vật vào các yếu tố.

 

Kiến thức trọng tâm:

– Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng tương tác của các phân tử cấu tạo nên vật.

– Nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ T và thể tích V của vật.

Hoạt động 3: Thí nghiệm về mối liên hệ giữa nội năng và năng lượng của các
phân tử cấu tạo nên vật

a) Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm để rút ra mối liên hệ giữa nội năng của vật với
năng lượng của các phân tử tạo nên vật.

b) Nội dung: HS thực hiện thí nghiệm, từ đó rút ra mối liên hệ giữa nội năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo nên vật.

c) Sản phẩm: Mối liên hệ giữa nội năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo nên vật.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV giao lần lượt các nhiệm vụ sau cho các nhóm:

– Đọc SGK, tìm hiểu các bước tiến hành thí nghiệm như Hình 3.2.

– Tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả.

– Trả lời các câu Thảo luận 2, 3, từ đó rút ra kết luận về mối liên hệ giữa nội năng của vật với các phân tử cấu tạo nên vật.

– Trả lời câu Luyện tập trang 21 SGK.

Các nhóm HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ:

GV hướng dẫn các nhóm HS thực hiện thínghiệm, thảo luận, giải đáp các thắc mắc hoặc gợi ý
(nếu có).

Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo, thảo luận:

– Ứng với mỗi nhiệm vụ, GV mời đại điện một nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

– GV nhận xét phần trình bày của HS.

– Kết quả câu Thảo luận 2 cần đạt:

Khi bị đốt nóng, nhiệt độ của khối khí bên trong ống nghiệm tăng lên, các phân tử khí chuyển động nhanh hơn và va chạm với thành ống nghiệm nhiều hơn và mạnh hơn, làm áp suất khí bên trong ống nghiệm tăng. Đến một nhiệt độ nào đó, áp suất khí đủ lớn làm bật nút đậy ra khỏi ống nghiệm.

– Kết quả câu Thảo luận 3 cần đạt:

Nếu thay đổi lượng không khí trong ống nghiệm thì nút đậy ống nghiệm vẫn bị đẩy bật ra khi nhiệt độ khí đạt đến một nhiệt độ nhất định,nhưng thời gian đốt nóng sẽ thay đổi. Nếu lượng khí tăng thì áp suất khí tăng và nút ống nghiệm bị đẩy bật ra sớm hơn (ở nhiệt độ thấp hơn) và ngược lại.

– Kết quả câu Luyện tập trang 21 SGK cần đạt:

Khi thả quả bóng bàn vào cốc nước nóng, nhiệt độ không khí bên trong quả bóng bàn tăng lên, các phân tử khí chuyển động nhanh hơn, va chạm nhiều hơn và mạnh hơn với thành quả bóng, kéo theo áp suất không khí bên trong quả bóng bàn tăng lên, làm quả bóng bàn phồng trở lại.

Ứng với mỗi nhiệm, đại diện một nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

Kết luận:

GV dẫn dắt HS rút ra kết luận về mối liên hệ giữa nội năng của vật với năng lượng của các phân tử tạo nên vật.

 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học