Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Xác suất của biến cố

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

– Nhận biết được khái niệm đồng khả năng.

– Tính được xác suất của biến cố bằng cách kiểm đếm số trường hợp có thể và số trường hợp thuận lợi trong một số mô hình xác suất đơn giản.

2. Về năng lực

Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ, tự học và Năng lực giao tiếp, hợp tác: Mỗi HS tự thực hiện hoạt động Khám phá, sau đó tham gia hoạt động nhóm ở các nội dung hoạt động Thực hành và
Vận dụng để giải quyết các bài tập về xác suất của các biến cố.

Năng lực toán học:

– Năng lực giải quyết vấn đề toán học và Năng lực tư duy, lập luận toán học: Thể hiện qua việc xác định được vấn đề cần giải quyết từ các tình huống hay bài toán có nội dung xác suất; biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt trong nhiều tình huống để nhận ra các mô hình xác suất đơn giản và tính được xác suất của các biến cố có liên quan.

– Năng lực giao tiếp toán học: Sử dụng được ngôn ngữ toán học (các khái niệm phép về thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, kết quả thuận lợi cho biến cố, biến cố, xác suất của biến cố) kết hợp với ngôn ngữ thông thường để đọc hiểu và giải quyết các bài toán xác suất.

3. Về phẩm chất

– Trách nhiệm và chăm chỉ: HS có trách nhiệm trong hoạt động cá nhân, tự giác thực hiện việc giải phương trình. Cá nhân chăm làm thực hiện các hoạt động, khám phá ra các nội dung mới cho bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu, laptop.

2. Đối với học sinh: SGK, máy tính cầm tay, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động: Khởi động

a) Mục tiêu: Giúp HS có ý tưởng ban đầu về việc các kết quả có cùng khả năng xảy ra, gợi sự tò mò về việc tìm hiểu xem các kết quả của các phép thử có cùng khả năng xảy ra không, dẫn đến bài học về xác suất của biến cố.

b) Nội dung: HS trả lời được các kết quả 1; 2; 3 có cùng khả năng xảy ra hay không và giải thích được.

c) Sản phẩm:

– Hình thức: HS hoạt động cá nhân, trình bày kết quả.

– Nội dung: Dựa vào bảng phân bố tần số của các kết quả ta thấy các kết quả không cùng khả năng xảy ra vì về mặt lí thuyết, các hình quạt có diện tích khác nhau; về mặt thực nghiệm, tần số xuất hiện của các kết quả có sự chênh lệch rõ ràng.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao cho HS đọc bài toán ở hoạt động Khởi động và thực hiện trả lời câu hỏi.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc bài toán, quan sát hình vẽ tấm bìa và quan sát bảng phân bố tần số rồi suy nghĩ trả lời câu hỏi của hoạt động Khởi động.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: GV huy động tinh thần xung phong của HS; gọi một vài HS trả lời tại chỗ, HS khác bổ sung câu trả lời.

* Kết luận, nhận định: GV chốt lại câu trả lời cho hoạt động Khởi động và giới thiệu bài.

B. KHÁM PHÁ - THỰC HÀNH - VẬN DỤNG

1. Kết quả đồng khả năng

Hoạt động 1.1: Khám phá

a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được khái niệm kết quả đồng khả năng.

b) Nội dung:

– Cá nhân HS quan sát và trả lời các câu hỏi trong hoạt động Khám phá 1.

– GV giới thiệu khái niệm về đồng khả năng.

– GV trình bày Ví dụ 1 để HS hiểu rõ hơn khái niệm mới vừa được giới thiệu.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Khám phá 1:

a) Các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra do mỗi kết quả có xác suất là 0,5.

b) Các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra do mỗi kết quả có xác suất là 0,1.

c) Các kết quả của phép thử không có cùng khả năng xảy ra do có nhiều thẻ ghi
số 2 hơn.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu cá nhân HS quan sát và thực hiện hoạt động Khám phá 1.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát và trả lời các câu hỏi của hoạt động
Khám phá 1.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: Cá nhân HS trả lời tại chỗ các câu hỏi trong hoạt động Khám phá 1.

* Kết luận, nhận định

– GV đánh giá kết quả làm việc của HS qua hoạt động Khám phá 1. Từ đó, GV giới thiệu khái niệm đồng khả năng.

– GV nêu chú ý:

a) Trong phép thử tung đồng xu (hoặc gieo xúc xắc), nếu có giả thiết đồng xu, xúc xắc là cân đối và đồng chất thì các mặt của đồng xu hay xúc xắc sẽ có cùng khả năng xuất hiện.

b) Trong phép thử lấy vật (quả bóng, viên bi, …), nếu có giả thiết các vật có cùng kích thước và khối lượng thì mỗi vật đều có cùng khả năng được lựa chọn.

– GV thực hiện trình bày Ví dụ 1.

Hoạt động 1.2: Thực hành

a) Mục tiêu: HS nhận ra các kết quả của phép thử đồng khả năng và giải thích được.

b) Nội dung: HS trao đổi theo nhóm đôi, thực hiện hoạt động Thực hành 1.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Thực hành 1:

a) Các kết quả của phép thủ là đồng khả năng.

b) Các kết quả của phép thủ là đồng khả năng.

c) Các kết quả của phép thủ là không đồng khả năng vì số lượng các viên bi cùng màu không giống nhau nên khả năng được chọn không như nhau.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc và thực hiện hoạt động Thực hành 1.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện theo nhóm hoạt động Thực hành 1.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: Đại diện 3 HS trong các nhóm đôi đứng tại chỗ trình bày kết quả hoạt động Thực hành 1. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS qua hoạt động Thực hành 1
và bổ sung nếu cần thiết.

Hoạt động 1.3: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS thực hành vận dụng khái niệm “kết quả đồng khả năng” trong thực tế.

b) Nội dung: HS làm việc theo nhóm (4 HS), đọc và thực hiện hoạt động Vận dụng 1.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Vận dụng 1:

a) Do dân số ở mỗi huyện/thành phố không giống nhau nên khả năng được chọn không như nhau. Các kết quả của phép thử không đồng khả năng.

b) Do các lá bài trong bộ bài tây 52 lá cùng loại nên có cùng khả năng được chọn. Các kết quả của phép thử là đồng khả năng.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc và thực hiện theo nhóm hoạt động Vận dụng 1.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc theo nhóm để thực hiện hoạt động
Vận dụng 1.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS đại diện nhóm xung phong lên bảng trình bày kết quả hoạt động Vận dụng 1. Nhóm HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, bổ sung (nếu cần) và chốt lại kết quả cho nội dung bài tập hoạt động Vận dụng 1.

2. Xác suất của biến cố

Hoạt động 2.1: Khám phá

a) Mục tiêu: HS nắm được khái niệm thế nào là xác suất của biến cố và nắm được các bước tính xác suất của biến cố.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân, thực hiện các yêu cầu trong hoạt động Khám phá 2.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Khám phá 2: Khả năng xảy ra biến cố A bằng với khả năng xảy ra biến cố C và lớn hơn khả năng xảy ra của biến cố B.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, đọc và thực hiện hoạt động Khám phá 2.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát đề bài và thực hiện hoạt động Khám phá 2. HS đọc khái niệm xác suất của biến cố.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: Gọi HS đọc kết quả hoạt động Khám phá 2, các HS khác quan sát và nhận xét.

* Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đối chiếu kết quả hoạt động Khám phá 2 của HS với sản phẩm.

– GV trình bày các Ví dụ 2, 3.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học