Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 9

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức

– Xác định được tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác, trong đó có tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông.

– Xác định được tâm và bán kính đường tròn nội tiếp tam giác, trong đó có tâm và bán kính đường tròn nội tiếp tam giác đều.

– Xác định được tứ giác nội tiếp đường tròn và giải thích được định lí về tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp bằng 180°.

– Nhận dạng được đa giác đều.

– Nhận biết được phép quay. Mô tả được các phép quay giữ nguyên hình đa giác đều để giải quyết vấn đề thực tiễn.

– Ngoài các kiến thức của chương này, HS còn áp dụng các kiến thức đã học như định lí Pythagore, hệ thức lượng trong tam giác vuông, xác định vị trí của hai đường tròn, tiếp tuyến, góc nội tiếp, chứng minh song song, vuông góc, tính diện tích tam giác, …

2. Về năng lực

Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ, tự học và Năng lực giao tiếp, hợp tác: Mỗi HS tự thực hiện các bài tập trắc nghiệm, tự luận; sau đó tham gia hoạt động nhóm để cùng giải quyết các bài toán về đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp đa giác, tứ giác nội tiếp và phép quay.

Năng lực toán học:

– Năng lực giải quyết vấn đề toán học và Năng lực tư duy, lập luận toán học: Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết gắn với nội dung tứ giác nội tiếp và phép quay.
Lựa chọn và sử dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong chương và kiến thức liên quan để giải quyết vấn đề. Thực hiện việc lập luận hợp lí, chặt chẽ khi giải các bài toán.

3. Về phẩm chất

– Trách nhiệm và chăm chỉ: HS có trách nhiệm trong hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trong phần trắc nghiệm, tự nhận sai sót trong quá trình thực hiện xác định tứ giác nội tiếp, tính toán bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp, tính số đo góc trong tứ giác nội tiếp. Khi thực hiện hoạt động nhóm thông qua các bài luyện tập, vận dụng không đổ lỗi cho bạn trong tính toán và lập luận chứng minh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu, laptop.

2. Đối với học sinh: SGK, máy tính cầm tay, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Câu hỏi trắc nghiệm

a) Mục tiêu: HS tính toán được bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác, nhận biết được tứ giác nội tiếp, nhắc lại được định lí về tổng hai góc đối trong tứ giác nội tiếp và áp dụng tính số đo các góc. Xác định được cạnh của đa giác đều và phép quay biến một hình thành chính nó.

b) Nội dung: HS đọc và thực hiện trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất.

c) Sản phẩm:

– Đáp án 9 câu hỏi trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

B

A

C

C

B

C

C

A

D

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu (mỗi) HS đọc và thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS thực hiện trả lời 9 câu hỏi theo yêu cầu.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời 9 câu hỏi.
HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

– GV đối chiếu kết quả của HS với sản phẩm, đánh giá và nhận xét quá trình hoạt động.

– Trong một số câu hỏi, khi HS giải thích chưa đầy đủ, GV cần giải thích chặt chẽ hơn và trình bày lên bảng (nếu cần).

Hoạt động 2: Bài tập tự luận

a) Mục tiêu: HS áp dụng về đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp và các kiến thức về định lí Pythagore, hệ thức lượng trong tam giác vuông, xác định vị trí của hai đường tròn, tiếp tuyến, góc nội tiếp, chứng minh song song, vuông góc, tính diện tích tam giác, … để hoàn thành bài tập tự luận.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc và thực hiện giải Bài 10.

c) Sản phẩm:

• Bài 10:

Ta có  ACM^ = 90° (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

Xét DAHB và DACM có:

 AHB^ =  ACM^ = 90°;  AHB^ =  AMC^ (góc nội tiếp cùng chắn cung AC).

Suy ra ∆AHB ∽ ∆ACM (g.g).

Khi đó   BAH^ = MAC^ (2 góc tương ứng).

Vậy OAC^  = BAH^

Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 9

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu mỗi HS đọc và thực hiện Bài 10.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS áp dụng các phương pháp đã học để thực hiện
Bài 10.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS lần lượt lên bảng trình bày Bài 10.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, phân tích bài làm của HS với đáp án đúng.

B. VẬN DỤNG

Hoạt động: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS áp dụng được kiến thức về đa giác đều để gọi tên và phép quay biến một hình thành chính nó để giải bài toán thực tế, đồng thời phát hiện được tính tổng quát của bài toán.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc và thực hiện Bài 12.

c) Sản phẩm:

• Bài 12: Đa giác đều 12 cạnh. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp của đa giác đều 12 cạnh. Phép quay 30°, 60°, 90°, ..., 360° tâm O cùng hoặc ngược chiều kim đồng hồ biến đa giác đều 12 cạnh thành chính nó.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu mỗi HS đọc và thực hiện Bài 12.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc theo nhóm đôi để thực hiện Bài 12.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS xung phong lên bảng trình bày cách giải Bài 12. HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS với đáp án đúng.

C. NHIỆM VỤ

– HS hệ thống lại các kiến thức đã học trong Chương 9.

– Hoàn thành Bài 11 trong SGK.

– Chuẩn bị bài mới trong Chương 10. Các hình khối trong thực tiễn.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

– Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm (rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể).

– Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn, ...)

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

– Báo cáo thực hiện công việc.

– Hệ thống câu hỏi và bài tập.

– Trao đổi, thảo luận, ...

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học