Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Về kiến thức:

– Nhận biết được các giá trị sin, côsin, tang, côtangcủa góc nhọn.

– Giải thích được tỉ số lượng giác của các góc nhọn đặc biệt (góc 30o, 45o, 60o) và của hai góc phụ nhau.

– Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) tỉ số lượng giác của góc nhọn bằng máy tính cầm tay và ngược lại, tìm được số đo của góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của góc đó.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với tỉ số lượng giác của góc nhọn (ví dụ: Tính độ dài đoạn thẳng, độ lớn góc, ...).

2. Về năng lực:

Năng lực chung:

Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các hoạt độngKhởi động, Khám phá, Thực hành, Vận dụng trong quá trình tiếp thu kiến thức tỉ số lượng giác của góc nhọn và các góc nhọn đặc biệt (góc 30o, 45o, 60o), hai góc phụ nhau.

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Thể hiện được sự tự tin khi các nhóm trình bày, diễn đạt bài của nhóm mình, thảo luận, tranh luận trong lúc giải quyết bài toán; trả lời được câu hỏi của bạn và có kĩ năng phản biện tốt.

Năng lực toán học: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học.

3. Về phẩm chất:

– Trách nhiệm: Có ý thức xây dựng bài học, tích cực tham gia các hoạt động cá nhân, tham gia phân công công việc trong quá trình hoạt động nhóm để nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhận ra và tự điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong lúc thực hiện nhiệm vụ khi được giáo viên và bạn bè góp ý.

– Chăm chỉ: Có ý thức tự giác, chăm chỉ, nghiêm túc vận dụng kiến thức tỉ số lượng giác vào trong quá trình làm thực hành và vận dụng.

– Trung thực:Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, KHBD.

2. Đối với HS:SGK, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động: Khởi động

a) Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội phát hiện tỉ số lượng giác của góc nhọn thông qua thực tế quan sát các tam giác vuông đồng dạng tạo bởi các tia nắng chiếu, cây và bóng của cây.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động Khởi động trong SGK.

c) Sản phẩm: Từ hình ảnh thực tế, HS có thể liên tưởng đến tỉ số lượng giác của góc nhọn.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động Khởi động.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc đề, quan sát hình ảnh, thực hiện hoạt động Khởi động.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: Một HS lên bảng thực hiện hoạt động Khởi động. HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định: GV chốt lại vấn đề vàgiới thiếu bài toán mới.

B. KHÁM PHÁ - THỰC HÀNH - VẬN DỤNG

1. Định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn

Hoạt động 1.1: Khám phá

a) Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội làm quen với khái niệm tỉ số lượng giác của góc nhọn.

b) Nội dung: HS quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi trong hoạt động Khám phá 1.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Khám phá 1:

a) Hai tam giác OAB và OA′B′ đồng dạng (g.g).

b) Do hai tam giác OAB và OA′B′ đồng dạng nên các cặp tỉ số đã cho bằng nhau.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS thực hiện hoạt động Khám phá 1.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thực hiện hoạt động Khám phá 1.

– Từ hoạt động Khám phá 1, GV giới thiệu cho HS về các định nghĩa của các góc nhọn.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS lên bảng ghi đáp án trong hoạt động Khám phá 1.

* Kết luận, nhận định:

– GV đánh giá kết quả làm việc của HS qua hoạt động Khám phá 1.

– GV trình bày Ví dụ 1.

Hoạt động 1.2: Thực hành

a) Mục tiêu: Nhận biết được các giá trị sin, cos, tang, cotang của một góc nhọn nào đó trong tam giác vuông.

b) Nội dung: HS thực hiện hoạt động Thực hành 1.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Thực hành 1:

Hình 5a: sinA = 0,8;    cosA = 0,6;   tanA ≈ 1,33;   cotA = 0,75.

Hình 5b: sinA ≈ 0,24;  cosA ≈ 0,97;   tanA = 0,25;   cotA = 4.

Hinh 5c: sinA ≈ 0,75;  cosA ≈ 0,67;   tanA ≈ 1,12;   cotA ≈ 0,89.

Hình 5d: sinA ≈ 0,61;  cosA ≈ 0,79;   tanA ≈ 0,77;   cotA ≈ 1,29.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc và thực hiện hoạt động Thực hành 1.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện hoạt động Thực hành theo yêu cầu của GV.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: GV gọi một số HS lên bảng trình bày. Các HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.

– GV “chốt” lại kiến thức về định nghĩa tỉ số bằng nhau như ở phần nội dung.

Hoạt động 1.3: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS có cơ hội vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế sử dụng tỉ số lượng giác trong quan sát góc tạo bởi tia nắng, cây và bóng của cây.

b) Nội dung: HS dựa trên những nội dung đã học để kiểm chứng lại tình huống có trong hoạt động Khởi động.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Vận dụng 1: Vì tan C = tan C′ nên ABAC=A'B'A'C'.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động Vận dụng 1.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS áp dụng định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn để phát hiện được tỉ số lượng giác ở hoạt động Vận dụng 1.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: GV mời một HS lên bảng thực hiện. Các HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.

Tỉ số lượng giác của các góc nhọn đặc biệt (góc 30o, 45o, 60o)

Hoạt động 1.4: Khám phá

a) Mục tiêu: HS nhận biết được tỉ số lượng giác của các góc nhọn đặc biệt (góc 30o, 45o, 60o)

b) Nội dung: HS thực hiện hoạt động Khám phá 2, thông qua đó hình thành các tỉ số lượng giác của các góc nhọn đặc biệt.

c) Sản phẩm:

Hoạt động Khám phá 2:

a) sinB = sin 45o = 22; cosB = cos 45o = 22; tanB = tan 45o = 1; cotB = cot 45o = 1.

b) MH = a32.

sin30o = 12; cos30o = 32; tan30o = 33; cot30o = 3.

sin60o = 32; cos60o = 12; tan60o = 3; cot60o = 32.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động Khám phá 2. Thông qua kết quả của hoạt động, GV giới thiệu đến HS tỉ số lượng giác của các góc nhọn đặc biệt (góc 30o, 45o, 60o).

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện hoạt động Khám phá 2 dưới sự hướng dẫn của GV.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: GV gọi một số em HS lên thực hiện. Các HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, chốt kiến thức ở bảng tỉ số lượng giác của góc nhọn đặc biệt trong SGK.

– GV trình bày Ví dụ 2.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học