Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 4

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS được khắc sâu hơn:

1. Về kiến thức:

– Nhận biết được các tỉ số lượng giác của góc nhọn.

– Giải thích được tỉ số lượng giác của các góc nhọn đặc biệt và của hai góc phụ nhau.

– Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) tỉ số lượng giác của góc nhọn bằng máy tính cầm tay.

– Giải thích được một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với tỉ số lượng giác của góc nhọn và hệ thức lượng trong tam giác vuông như: Tính độ dài đoạn thẳng, độ lớn góc, áp dụng giải tam giác vuông,...

2. Về năng lực:

Năng lực chung:

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh để trình bày ý tưởng. Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong thảo luận với bạn.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được cách giải quyết vấn đề. Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; biết cải tiến lời giải; Biết đánh giá vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau.

Năng lực toán học: Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực tư duy lập luận toán học; Năng lực mô hình hoá toán học:

3. Về phẩm chất: Trách nhiệm và chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, KHBD.

2. Đối với học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Câu hỏi trắc nghiệm

a) Mục tiêu:

– Nhận biết được các giá trị sin, côsin, tang, côtang của góc nhọn.

– Tính được độ dài đoạn thẳng gắn với tỉ số lượng giác của góc nhọn.

– Tính được giá trị biểu thức gắn với tỉ số lượng giác của góc nhọn.

– Nhận biết được hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.

b) Nội dung: HS đọc và thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm trong SGK.

c) Sản phẩm: Đáp án 08 câu hỏi trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

C

C

B

A

D

B

A

D

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc và thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm trong SGK.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:HS áp dụng kiến thức đã học để thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày các bài tập trong SGK. Các HS nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS với đáp án đúng.

– GV chốt lại vấn đề.

Hoạt động 2: Bài tập tự luận

a) Mục tiêu:

– Nhận biết được các giá trị sin, côsin, tang, côtang của góc nhọn.

– Tính được độ dài đoạn thẳng gắn với tỉ số lượng giác của góc nhọn.

– Tính được giá trị biểu thức gắn với tỉ số lượng giác của góc nhọn.

b) Nội dung: HS đọc và thực hiện bài tập 9, 10, 11, 12, 13.

c) Sản phẩm:

Bài 9: a) a≈ 14o28';    b) a≈ 41o24';    c) a = 45o;   d) a≈ 26o33'.

Bài 10: sinC = cosB = 35;  cosC = sinB = 45;  tanC = cotB = 34;  cotC = tanB = 43.

Bài 11: Từ ∆ABC vuông tại A, ta có:

AC = BC . sinB ;    AB = BC . sinC.

Khi đó: ACAB=BC.sinBBC.sinC=sinBsinC (đpcm).

Bài 12: cosa = 35;   tana = 43;   cota = 34.

Bài 13: a) A = 1;   b) B = 32;   c) C = 12.

Bài 14: Q^= 51o, OQ ≈ 6,3 cm, OP ≈ 7,8 cm.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu mỗi HS đọc và thực hiện bài tập 9, 10, 11, 12, 13, 14.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS áp dụng các kiến thức đã học để thực hiện các bài tập được giao.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS lên bảng thực hiện các bài tập 9, 10, 11, 12, 13, 14. Các HS còn lại nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá, phân tích bài làm của HS với đáp án đúng.

– GV chốt lại vấn đề.

B. VẬN DỤNG

Hoạt động: Vận dụng

a) Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức đã học về hệ thức lượng trong tam giác vuông để giải quyết một số bài toán thực tiễn.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc và thực hiện bài tập 15, 16.

c) Sản phẩm:

Bài 15: Toà tháp cao khoảng 831 m.

Bài 16: Sau 1,5 giờ hai tàu B và C cách nhau 27,04 hải lí.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu mỗi HS đọc và thực hiện theo nhóm bài tập 15,16.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS sử dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông hoặc TSLG của góc nhọn để lập biểu thức tính độ dài cạnh.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày bài 15, 16, sau đó các nhóm nhận xét chéo với nhau.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá, phân tích bài làm của HS với đáp án đúng.

– GV chốt lại vấn đề.

C. NHIỆM VỤ

– Hệ thống lại và ghi nhớ định nghĩa và tính chất về hệ thức lượng trong tam giác vuông.

– Ghi nhớ cách làm các bài tập đã giải.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

– Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm (rèn luyện theonhóm, hoạt động tập thể).

– Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn, ...).

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

– Báo cáo thực hiện công việc.

– Hệ thống câu hỏi và bài tập.

– Trao đổi, thảo luận,...

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học