Giáo án Toán 7 Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến mới nhất
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến. Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng tính toán.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, nhanh, trình bày lời giải khoa học.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Biết nhận ra một số là nghiệm của đa thức một biến và tìm được nghiệm của đa thức một biến.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, thẩm mỹ, tư duy, vận dụng.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: Sgk, bảng phụ, thước thẳng, phiếu học tập.
2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn ở tiết trước.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
---|---|---|---|---|
1. Nghiệm của đa thức một biến |
Phát biểu được khái niệm nghiệm của đa thức một biến. |
Biết kiểm tra một số có là nghiệm của đa thức một biến. |
Biết tìm nghiệm của đa thức một biến |
Tìm nghiệm của đa thức một biến. |
III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:
* Kiểm tra bài cũ: (5')
HS1: Chữa bài tập 42 SBT/15 Tính f(x) + g(x) - h(x), biết:
f(x) = x5 - 4x3 + x2 - 2x + 1; g(x) = x5 - 2x4 + x2 - 5x + 3; h(x) = x4 - 3x2 + 2x - 5
Đáp án: Kết quả: f(x) + g(x) - h(x) = 2x5 - 3x4 - 4x3 + 5x2 - 9x + 9..................................7đ
Hỏi thêm: Gọi A(x) = f(x) + g(x) - h(x). Tính A(1)
Đáp án: A(1) = 2.15 -3.14 - 4.13 + 5.12 - 9.1 + 9 = 2 - 3 - 4 + 5 - 9 + 9 = 0......................3đ
A. KHỞI ĐỘNG
*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
---|---|
GV: Trong bài tập 42 sbt ta thấy giá trị của đa thức A(x) tại x = 1 có giá trị là 0. Khi đó x = 1 được gọi là gì của đa thức A ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay |
HS lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
NL hình thành |
---|---|---|---|
Hoạt động 2: Nghiệm của đa thức một biến. (16’) (1) Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thực hành. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. (4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK. (5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh |
|||
GV: Ta đã biết ở Anh, Mỹ và một số nước khác nhiệt độ được tính theo độ F. Ở nước ta và nhiều nước khác nhiệt độ được tính theo độ C GV: Xét bài toán Sgk/47 H: Hãy cho biết nước đóng băng ở bao nhiêu độ C? H: Thay C = 0 vào công thức (F - 32) = 0. Hãy tính F ? GV yêu cầu HS trả lời bài toán GV: Xét đa thức GV nói: x = 32 là một nghiệm của đa thức P(x). H: Nghiệm của đa thức là giá trị như thế nào? H: Trở lại đa thức A(x) khi kiểm tra bài cũ, tại sao x = 1 là một nghiệm của đa thức A(x) |
HS: nghe GV trình bày HS: đọc bài toán Sgk HS: Nước đóng băng ở 00C. HS: (F - 32) = 0 ⇒ F = 32 HS: Vậy nước đóng băng ở 320F HS: Làm việc theo nội dung bài toán. HS: Là giá trị làm cho đa thức bằng 0. HS: Trả lời |
1. Nghiệm của đa thức một biến Bài toán Sgk/47: Giải: Nước đóng băng ở 00C. Khi đó: (F - 32) = 0 ⇒ F = 32. Vậy nước đóng băng ở 320F - Xét đa thức: Ta có: P(32) = 0. Ta nói x = 32 là một nghiệm của đa thức P(x). * Khái niệm: Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a là 1 nghiệm của đa thức đó). |
Năng lực tư duy, tự học và tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học. |
Hoạt động 3: Ví dụ. (15’) (1) Mục tiêu: HS biết cách kiểm tra một số a có phải là nghiệm của đa thức. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thực hành. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. (4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK. (5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh |
|||
GV: nêu ví dụ H: Tại sao x = là nghiệm của đa thức P(x)? GV: Cho Q(x) = x2 - 1 H: Hãy tìm nghiệm của Q(x) ? giải thích H: Để chứng minh 1 là nghiệm Q (x) ta phải cm điều gì? Tương tự GV cho học sinh chứng minh - 1 là nghiệm của Q (x) GV: So sánh x2 với 0, x2 + 1 với 0 GV: Cho HS đọc chú ý Sgk/4 GV: Cho học sinh làm ?1, ?2 trên bảng phụ H: x = -2 ; 0 ; 2 có phải là nghiệm của đa thức H(x) = x3-4x hay không ? Vì sao ? H: Làm thế nào để biết trong những số đã cho, số nào là nghiệm của đa thức? GV yêu cầu HS tính để xác định nghiệm của P(x) ? H: Có cách nào khác để tìm nghiệm của P(x) không ? (nếu HS không phát hiện thì GV hướng dẫn) Tương tự GV gọi HS làm câu (b) H: Q(x) còn nghiệm nào khác không ? |
HS: Thay x = vào đa thức P(x) và tính giá trị P( ) = 0 HS: 1 HS lên bảng tính và giải thích HS: Ta chứng minh Q (1) = 0. HS: Lên bảng. HS: x2 ≥ 0 HS: nghe GV trình bày và xem chú ý. HS: đọc đề bài ? 1 HS lên bảng tính: H(-2) = 0; H(0) = 0 H(2) = 0. Vậy x = -2; 0; 2 là nghiệm của H(x) HS: Ta lần lượt thay gía trị của x vào đa thức rồi giá trị của đa thức. HS làm dưới sự hướng dẫn của GV : Ta có thể cho P(x) = 0 rồi tìm x HS: Đa thức Q(x) là đa thức bậc 2 nên nhiều nhất chỉ có hai nghiệm |
2. Ví dụ: a) P(x) = 2x + 1 có: x = là nghiệm b) Các số 1; -1 có là nghiệm Q (x) = x2 – 1 vì: Q(1) = 12 - 1 = 0 Q(-1) = (-1)2 - 1 = 0 c) C/minh rằng G (x) = x2 + 1 > 0 không có nghiệm Thực vậy x2 ≥ 0 G(x) = x2 + 1 > 0 ∀ x Do đó G(x) không có nghiệm. * Chú ý: SGK ?1 Ta có: H(x) = x3 - 4x H(-2) = (-2)3 - 4(-2) = 0 H(0) = 03- 4.0 = 0 H(2) = 23 - 4.2 = 0 Vậy x = -2; 0; 2 là nghiệm của H(x) ?2 Vậy nghiệm của P(x) là x = b) Q(x) = x2- 2x - 3 Q(3) = 0; Q(1) = -4; Q(-1) = 0 Vậy x = 3; x = -1 là nghiệm của đa thức Q(x) |
Năng lực tư duy, tự học, Năng lực Vận dụng |
C. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ: (6’)
(1) Mục tiêu: HS biết cách kiểm tra một số a có phải là nghiệm của đa thức.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thực hành.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
NL hình thành |
---|---|---|---|
H: Khi nào a được gọi là nghiệm của đa thức P(x) ? Đề bài đưa lên bảng phụ GV gọi HS lên bảng giải GV gọi HS nhận xét |
HS Trả lời: Sgk HS: đọc to đề trên bảng phụ 1HS lên bảng giải HS: nhận xét HS: ghi bài vào vở. |
Bài 54 Sgk/48 ⇒ x = không phải là nghiệm của của P(x) b) Q(x) = x2 - 4x + 3 Q(1) = 0 ; Q(3) = 0 ⇒ x = 1; 3 là nghiệm của đa thức Q(x). |
Năng lực vận dụng hợp tác, giao tiếp, tự học. |
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2’)
- BTVN: 55, 56 Sgk/48;
43; 44; 46; 47; 50 SBT/15
- Chia nhóm về nhà: (Hôm sau lên bảng trình bày)
Yêu cầu: Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết các kiến thức trong bài học.
* NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Câu 1: Phát biểu khái niệm nghiệm của đa thức một biến? (MĐ1)
Câu 2: Kiểm tra xem một số có là nghiệm của đa thức một biến? (MĐ2)
Câu 3: Tìm một nghiệm của đa thức. (MĐ3)
Câu 4: Tìm một nghiệm của đa thức A(x) = (MĐ4)
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 46
- Giáo án Toán 7 Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến
- Giáo án Toán 7 Ôn tập chương 4
- Giáo án Toán 7 Ôn tập chương 4 (tiếp theo)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)