Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 80 mới nhất
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố các định lý về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng. Tính chất ba đường trung trực của tam giác, một số tính chất của tam giác cân, tam giác vuông
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ đường trung trực của tam giác, vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác, chứng minh ba điểm thẳng hàng và tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông.
3. Thái độ: HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất đường trung trực của đoạn thẳng
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Củng cố các định lý về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng. Tính chất ba đường trung trực của tam giác.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý (năng lực làm chủ bản thân).
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết các vấn đề toán học; năng lực tính toán; năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Sgk, thước thẳng, compa, êke.
2. Học sinh: Thước thẳng, compa, thước đo góc.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá.
Nội dung |
Nhận biết (MĐ1) |
Thông hiểu (MĐ2) |
Vận dụng (MĐ3) |
Vận dụng cao (MĐ4) |
---|---|---|---|---|
1. Đường trung trực của tam giác. Tính chất ba đường trung trực của tam giác . |
Biết chứng minh sự đồng quy của ba đường trung trực. |
Chứng minh được 3 đường trung trực của một tam giác đồng quy tại một điểm. Điểm đó là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác. |
Vận dụng được đ/l về sự đồng quy của 3 đường trung trực trong 1 tam giác để giải một số bài tập đơn giản. |
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (10’)
HS1: Phát biểu tính chất của ba đường trung trực của tam giác? Vẽ đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác vuông ABC (Â = 1v). Nêu nhận xét về vị trí tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông?
HS2: Thế nào là đường tròn ngoại tiếp tam giác, cách xác định tâm của đường tròn này. Hãy xác định vị trí của tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác tù, nhọn, vuông?
Trả lời: HS phát biểu Sgk
- Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền.
- Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác tù nằm ngoài tam giác.
- Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác nằm bên trong tam giác.
GV gọi HS nhận xét, cho điểm.
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích HS suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
---|---|
GV: Tiết học trước các em đã nắm được định lý về tính chất ba đường trung trực của tam giác, tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập để củng cố kiến thức cho bài học thông qua việc giải một số bài tập thực tế. |
HS lắng nghe |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
NL hình thành |
---|---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập. (32’) (1) Mục tiêu: Củng cố các địmh lí về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, tính chất ba đường trung trực của tam giác. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện k.thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp (4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk, compa, êke và thước thẳng. (5) Sản phẩm: Học sinh hiểu và vận dụng lý thuyết để giải các bài tập |
|||
1. Bài tập 1: Cho hình vẽ bên. C/m AD ⊥ BC Chứng minh điểm A, D thuộc trung trực của đoạn thẳng BC Suy ra AD là trung trực của đoạn thẳng BC Suy ra AD ⊥ BC |
GV phát phiếu học tập cho HS GV chốt kiến thức, chốt điểm |
HS thảo luận nhóm Đại diện nhóm trình bày Các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau |
Năng lực tự học, làm chủ bản thân. |
2. Bài 55 Sgk/80 Chứng minh: Có D thuộc đường T2 của AB ⇒ DA = DB (T/c đường T2 ...) Nên ΔDAB cân tại D Vậy B, D, C thẳng hàng *Nhận xét: Ta có DB = DC và D, B, C thẳng hàng ⇒ D là trung điểm của BC ⇒ AD là trung tuyến ứng với cạnh huyền |
GV yêu cầu học sinh làm bài tập 55 H: Hãy đọc hình vẽ? (H.vẽ cho biết điều gì?) Ghi GT-KL của bài toán? H: Để chứng minh B, D, C thẳng hàng ta làm ntn ? - Hãy tính góc BDA theo Â1 ? - Tương tự, hãy tính góc ADC theo Â2 ? - Từ đó, hãy tính góc BDC ? - Có n.xét gì về điểm D? - Vậy điểm cách đều 3 đỉnh của tam giác vuông là điểm? - Độ dài đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh góc vuông q.hệ như thế nào với độ dài cạnh huyền ? GV nhấn mạnh tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông và tính chất trung điểm của cạnh huyền. |
HS: đọc hình viết GT, KL Học sinh trình bày lời giải của bài tập HS rút ra nhận xét về điểm D HS: Điểm cách đều 3 đỉnh của tam giác vuông là TĐ của cạnh huyền HS: Học sinh nghe giảng và ghi bài |
|
3. Bài 57 Sgk/80 - Lấy 3 điểm A, B, C phân biệt trên cung tròn - Vẽ đường trung trực của AB, BC. Giao của 2 đường trung trực này là tâm đường tròn bị gãy (điểm O) - Bán kính của đường viền là khoảng cách từ O đến 1 điểm bất kỳ của cung tròn (= OA) |
GV yêu cầu học sinh làm tiếp bài tập 57 (SGK) (H.vẽ đưa lên bảng phụ) H: Làm thế nào để xđ được bán kính của đường viền này? |
Học sinh đọc đề bài và làm bài tập 57 HS: Bước 1: Xác định tâm của đường tròn bị gãy Bước 2: Xác định khoảng cách từ tâm đến 1 điểm trên đường viền HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL |
Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, vận dụng |
4. Bài tập Cho ∆ABC cân tại đỉnh A, trung trực của cạnh AC cắt CB tại điểm D (D ∉ BC). Trên tia đối của tia AD lấy E sao cho AE = BD. Chứng minh ∆DCE cân. |
GV yêu cầu học sinh đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL GV hướng dẫn HS phân tích bài toán tìm hướng giải |
HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL Cá nhân HS phát biểu từng ý HS về nhà hoàn thiện bài. |
C. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ: Đã thực hiện ở phần B
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2’)
- Học bài, vận dụng được tính chất ba đường trung trực của tam giác.
- Làm bài tập 64, 68/31 sbt. Xem trước “Tính chất ba đường cao của tam giác”.
Xem thử Giáo án Toán 7 KNTT Xem thử Giáo án Toán 7 CTST Xem thử Giáo án Toán 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Toán 7 Luyện tập trang 80
- Giáo án Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác
- Giáo án Toán 7 Ôn tập chương 3
- Giáo án Toán 7 Bài tập Ôn cuối năm
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)