Giáo án Toán lớp 5 Bài 52: Ôn tập số thập phân - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Yêu cầu cần đạt

– Củng cố, hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng liên quan đến:

+ Khái niệm số thập phân; đọc, viết số thập phân; cấu tạo của số thập phân và hàng của số thập phân.

+ So sánh, xếp thứ tự các số thập phân.

+ Làm tròn số thập phân.

+ Thể hiện được các số đo đại lượng bằng cách dùng số thập phân.

– Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến số thập phân.

– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

B. Đồ dùng dạy học

GV: Các hình ảnh trong bài (nếu cần).

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– GV có thể cho HS chơi “ Hỏi nhanh – Đáp gọn” để ôn lại cách đọc, viết số thập phân.

Ví dụ: GV viết số (đọc số).

21,58

– GV có thể cho HS luân phiên điều khiển lớp.

HS đọc số (viết số), nói cấu tạo số.

Hai mươi mốt phẩy năm mươi tám.

Gồm 2 chục, 1 đơn vị, 5 phần mười và 8 phần trăm.

II. Luyện tập – Thực hành

Luyện tập

Bài 1:

– GV có thể trình chiếu (hoặc treo) hình vẽ lên cho HS quan sát rồi gợi ý:

+ 1l nước được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau?

→Lượng nước chứa trong mỗi bình

→Lượng nước chứa trong cả hai bình.

– Sửa bài, HS viết đáp án vảo bảng con (hoặc chọn thẻ đáp án) rồi giơ lên theo hiệu lệnh của GV, khuyến khích HS trình bày cách làm, giải thích cách chọn ý trả lời đúng nhất.

Bài 2:

Khi sửa bài, GV có thể cho HS chơi tiếp sức, điền số vào bảng rồi đọc số, khuyến khích nhiều HS trả lời.

Bài 3:

– Sửa bài, GV có thể đọc từng câu, yêu cầu HS thực hiện vào bảng con, rồi nói lại cách so sánh.

– GV giúp HS khái quát hoá cách so sánh hai số thập phân:

So sánh các phần nguyên của hai số:

+ Nếu phần nguyên của hai số bằng nhau thì sao?

+ Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì sao?

– HS đọc yêu cầu của bài, nhận biết việc cần làm: Chọn ý trả lời đúng nhất.

– HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm đôi, thực hiện rồi chia sẻ với bạn.

Chọn D.

– HS trình bày cách làm, giải thích cách chọn ý trả lời đúng nhất.

Ví dụ: 1l nước được chia thành 10 phần bằng nhau, gồm 1 bình đầy và nửa bình

1510 l (dạng hỗn số)

510 l (dạng phân số)

1,5 l (dạng số thập phân)

→Cả 3 ý đều đúng.

– HS đọc yêu cầu.

– HS xác định các việc cần làm: Đọc số thập phân, nêu phần nguyên, phần thập phân và cho biết mỗi chữ số của số đó thuộc hàng nào.

– HS làm cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 52: Ôn tập số thập phân | Chân trời sáng tạo

HS đọc số:

6,37: Sáu phẩy ba mươi bảy.

0,945: Không phẩy chín trăm bốn mươi lăm.

– HS đọc yêu cầu của bài, nhận biết việc cần làm: So sánh hai số thập phân.

– HS làm bài cá nhân.

a) 4,790 = 4,79

b) 82,5 > 82,49

c) 22,36 < 223,6

– HS nói lại cách so sánh. Ví dụ:

a) Bỏ chữ số 0 tận cùng bên phải →Số thập phân mới bằng với số thập phân đó

→4,79ϕ = 4,79

...

+ Nếu phần nguyên của số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Nếu phần nguyên của hai số bằng nhau thì so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn, ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

III. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 4:

Có thể tổ chức để các nhóm GQVĐ.

Bước 1: Tìm hiểu vấn đề

Bước 2: Lập kế hoạch

Bước 3: Tiến hành kế hoạch

Bước 4: Kiểm tra lại

GV hệ thống lại việc làm của các nhóm, kiểm tra kết quả và kết luận.

Bài 5:

– GV có thể gợi ý cho HS đọc từng số thập phân cần làm tròn, nêu phần nguyên, phần thập phân và chữ số làm tròn thuộc hàng nào trong mỗi số đó.

Ví dụ: Số 45,37 có phần nguyên là 45, phần thập phân là 37 và chữ số làm tròn là 4 thuộc hàng chục (làm tròn đến hàng chục).

– Sửa bài, GV nêu yêu cầu HS thực hiện vào bảng con và nói lại cách làm tròn số thập phân.

– GV giúp HS khái quát hoá cách làm tròn số thập phân.

Bài 6:

– Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích cách chọn.

Vui học

– GV có thể gợi ý: Hai yêu cầu là:

+ Bé hơn 1 →Phần nguyên là 0.

+ Phần thập phân gồm các chữ số 3; 5; 7 (mỗi chữ số chỉ dùng một lần trong mỗi số).

– Sửa bài, khuyến khích HS giải thích cách viết số thứ sáu.

Thử thách

– GV giúp HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Chiều cao của bạn Đào (tính theo đơn vị mét) là số thế nào?

+ So với hai số 1,4 và 1,5 thì số này ra sao?

Vì sao em biết?

+ Như vậy số đo chiều cao của bạn Đào có phần nguyên có mấy chữ số và là chữ số nào?

+ Còn phần thập phân có bao nhiêu chữ số, trong đó chữ số hàng phần mười là chữ số mấy?

+ Chữ số hàng phần trăm trong số đo chiều cao của bạn Đào có đặc điểm gì?

+ Vậy nó là số mấy?

Lưu ý: Nếu chữ số hàng phần trăm là 0, ta có số đo 1,40 m = 1,4 m (chiều cao của Sơn) không thoả mãn vì Đào cao hơn Sơn.

+ Ta tìm được chiều cao của bạn Đào là bao nhiêu?

Nhận biết vấn đề cần giải quyết: Sắp xếp các ba lô A, B, C, D theo thứ tự từ nặng đến nhẹ.

Nêu được cách thức GQVĐ:

– Sắp xếp theo thứ tự từ nặng đến nhẹ → Sắp xếp các số đo khối lượng theo thứ tự từ lớn đến bé.

– Viết các số đo khối lượng của các ba lô B và D dưới dạng số thập phân.

– So sánh các số thập phân là số đo khối lượng của các ba lô A, B, C, D (có cùng đơn vị đo là ki-lô-gam) rồi sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.

– Sắp xếp các ba lô A, B, C, D tương ứng theo thứ tự từ nặng đến nhẹ.

Các nhóm thực hiện và trình bày.

– HS viết số đo vào bảng con rồi gắn lên bảng lớp theo yêu cầu.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 52: Ôn tập số thập phân | Chân trời sáng tạo

HS trình bày cách làm.

A: 2,785 kg

B: 145 kg = 2,8 kg

C: 2,825 kg

D: 234 kg = 275100 kg = 2,75 kg

2,825 kg > 2,8 kg > 2,785 kg > 2,75 kg

Sắp xếp các ba lô A, B, C, D tương ứng theo thứ tự từ nặng đến nhẹ: C; B; A; D.

– HS đọc yêu cầu của bài, nhận biết việc cần làm: Làm tròn số thập phân đến hàng có chữ số màu đỏ.

– HS làm cá nhân.

a) 50

b) 100

c) 3,7

d) 0,79

– HS nói lại cách làm tròn số thập phân.

Ví dụ:

a) Làm tròn số 45,37 đến hàng chục ta được số 50.

...

– HS đọc yêu cầu của bài, nhận biết việc cần làm: Chọn câu đúng, câu sai.

– HS làm bài cá nhân, chia sẻ nhóm.

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

– HS giải thích cách chọn.

Ví dụ:

a) Hỗn số 845 được viết dưới dạng số thập phân là 8,8.

b) Số thập phân có ba đơn vị và mười lăm phần nghìn được viết là 3,015.

c) Ví dụ: 15 có thể viết là 15,0 hay 15,00.

– HS nhóm đôi tìm hiểu, thảo luận, nhận biết: Số cần viết thoả mãn hai yêu cầu.

0,753

– HS giải thích cách viết số thứ sáu.

Dãy số đã viết tăng dần → Viết số lớn hơn 0,735 < 0,753.

...

– HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề:

Tìm chiều cao của bạn Đào.

+ Số thập phân có ba chữ số.

+ Lớn hơn 1,4 và bé hơn 1,5.

Bạn Đào cao hơn bạn Sơn nhưng thấp hơn bạn Hồng.

+ Có một chữ số và là chữ số 1.

+ Có hai chữ số và chữ số hàng phần mười là 4.

+ Là số chia hết cho 5.

+ Số 5.

+ 1,45 m

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học