Giáo án Toán lớp 5 Bài 27: Luyện tập - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được thành thạo phép cộng, phép trừ các số thập phân; tính giá trị biểu thức với các số thập phân.

- Vận dụng giải quyết một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ các số thập phân.

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết các vấn đề toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 5.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Hình vẽ trong SGK.

2. Học sinh:

- SHS.

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

I. Khởi động:

* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

* Phương pháp: Thực hành.

* Hình thức tổ chức: Tập thể cả lớp, cá nhân.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Đố bạn”.

+ GV: Đố bạn! Đố bạn!

+ HS: Đố gì? Đố gì?

+ GV: Kết quả của phép tính 7,27 + 14,25 bằng mấy?

+ HS: “...”

+ GV: “Kết quả của phép tính 5,8 – 4,03 bằng mấy?”

+ HS: “...”

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sau đây, chúng ta cùng nhau ôn tập các phép tính liên quan đến phép cộng, phép trừ các số tự nhiên! “Bài 27: Luyện tập”.

- HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

+ GV: Đố bạn! Đố bạn!

+ HS: Đố gì? Đố gì?

+ GV: Kết quả của phép tính 7,27 + 14,25 bằng mấy?

+ HS: “21,52”

+ GV: “Kết quả của phép tính 5,8 – 4,03 bằng mấy?”

+ HS: “1,77”

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.

II. Hoạt động thực hành, luyện tập

* Mục tiêu:

- Thực hiện phép tính trừ các số thập phân.

* Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Đặt tính rồi tính:

42,5 + 6,2

12,97 + 0,39

16,58 – 4

54,1 – 35

63,79 + 24

29 – 6,86

- GV cho HS làm bài cá nhân vào vở ghi.

- HS thực hiện đặt tính xong, đổi chéo vở, nói cho nhau nghe cách đặt tính và thực hiện phép tính.

- GV chữa bài, chốt đáp án đúng và gọi 1 - 2 HS đứng dậy nhắc lại cách cộng hoặc trừ hai số thập phân.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:

26,38 – (7,5 + 3,16)

3,72 + 4,85 + 2,28

50,04 – 15,7 – 10,34

4,51 + 2,08 + 1,49 + 2,92

- GV cho HS thảo luận với bạn cùng bài, thực hiện tính giá trị các biểu thức trên.

- GV lưu ý cho HS có thể sử dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng với các số thập phân giống như với các số tự nhiên để tính nhanh, tính hợp lí.

- GV mời 2 – 4 HS lên bảng trình bày bài.

- GV chữa bài, chốt đáp án đúng.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

a) Tính rồi so sánh các kết quả ở từng cột.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 27: Luyện tập | Cánh diều

b) Tính bằng cách thuận tiện:

8,44 – (5,44 + 2,8)

5,27 – 3,9 – 0,1

- GV cho HS thực hiện tính câu a) vào vở cá nhân và rút ra nhận xét.

- GV mời 1 số HS trình bày ý kiến về kết quả của các kết quả.

- GV lưu ý cho HS: Phép trừ các số thập phân cũng có tính chất giống như phép trừ với số tự nhiên.

Tổng quát: a - (b + c) = a - b - c

- HS áp dụng tính chất trên để thúc hiện ý b)

- GV mời 2 HS lên bảng chữa bài.

- HS ở dưới theo dõi và nhận xét bài bạn.

- GV chữa bài, chốt đáp án đúng.

- Mở rộng: GV có thể tổ chức trò chơi theo nhóm để HS lấy thêm các ví dụ đơn giản khác để áp dụng tính chất trên với các số thập phân.

Nhiệm vụ 1:

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

Giáo án Toán lớp 5 Bài 27: Luyện tập | Cánh diều

Nhiệm vụ 2:

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

26,38 – (7,5 + 3,16)

= 26,38 – 10,66 = 15,72

3,72 + 4,85 + 2,28

= (3,72 + 2,28) + 4,85

= 6 + 4,85 = 10,85

50,04 – 15,7 – 10,34

= 39,34 – 10,34 = 29

4,51 + 2,08 + 1,49 + 2,92

= (4,51 + 1,49) + (2,08 + 2,92)

= 6 + 5 = 11

Nhiệm vụ 3:

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

a) 6,48 – (4,48 + 0,9)

= 6,48 – 5,38 = 1,1

6,48 – 4,48 – 0,9

= 2 – 0,9 = 1,1

b) 9 – 4,37 – 0,63

= 4,63 – 0,63 = 4

9 – (4,37 + 0,63)

= 9 – 5 = 4

Nhận xét: Các kết quả của hai phép tính trong mỗi cột đều bằng nhau.

- HS ghi nhớ, nhắc lại.

b) 8,44 – (5,44 + 2,8)

= 8,44 – 5,44 – 2,8

= 3,0 – 2,8

= 0,2

5,27 – 3,9 – 0,1

= 5,27 – (3,9 + 0,1)

= 5,27 – 4

= 1,27

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học