Giáo án Toán lớp 5 Bài 20: Số thập phân bằng nhau - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

A. Yêu cầu cần đạt

– HS nhận biết các số thập phân bằng nhau; thực hiện được việc tìm các số thập phân bằng nhau.

– Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến số thập phân bằng nhau.

– HS có cơ hội để phát triển các năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học và các phẩm chất chăm chỉ, trung thực.

B. Đồ dùng dạy học

GV: Hình vẽ phần Khởi động, thẻ số bài Luyện tập 2 (nếu cần).

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

I. Khởi động

– Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tôi bảo” (theo nhóm đôi; mỗi nhóm dùng 1 bảng con).

– Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tôi bảo” (theo nhóm đôi; mỗi nhóm dùng 1 bảng con).
Tôi bảo! Tôi bảo!
Tôi bảo em ngồi bên trái viết một số thập phân.
Tôi bảo! Tôi bảo!
Tôi bảo em ngồi bên phải viết một phân số
thập phân bằng số thập phân mà bạn đã viết.
– GV giúp HS nhắc lại cách chuyển một số thập phân thành phân số thập phân.
– GV treo (hoặc trình chiếu) hình vẽ.

→ GV giới thiệu bài.

Bảo gì? Bảo gì?
– HS làm theo.


Bảo gì? Bảo gì?
– HS làm theo.

– HS quan sát → Sắm vai, đọc các bóng nói theo thứ tự từ trái sang phải.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 20: Số thập phân bằng nhau | Chân trời sáng tạo

II. Khám phá, hình thành kiến thức mới

1. Ví dụ 1: So sánh 1,85 và 1,850

– GV đặt vấn đề.

+ 1,85 và 1,850 là loại số gì?

+ Ta chưa biết cách so sánh hai số thập phân.
Hãy chuyển hai số này về loại số mà ta biết so sánh.

– GV gọi vài nhóm trình bày bài làm, khuyến khích HS nói cách làm.

>→ Nếu HS sai, GV giúp các em sửa lại cho đúng → Hệ thống lại cách thực hiện.

+ Viết hai số 1,85 và 1,850 thành phân số thập phân.
+ So sánh hai phân số thập phân.

+ So sánh hai số thập phân.

2. Khái quát

– GV giúp HS nhận xét:

+ Nếu viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân, ta được gì?

+ Nếu bỏ bớt chữ số 0 tận cùng ở bên phải phần thập phân, ta được gì?

– GV nêu nội dung kiến thức trọng tâm (SGK).

3. Ví dụ 2
– GV viết lên bảng các số thập phân (hoặc dùng các thẻ có viết số thập phân, mỗi thẻ viết một số).

– GV giúp HS nhận biết.

– HS (nhóm đôi) thực hiện các yêu cầu của GV vào bảng con.

+ Số thập phân.

– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ với bạn.


– HS trình bày bài làm và nói cách làm.

Ví dụ:

1,85=185100

1,850=18501000

185100=18501000 nên 1,85 = 1,850


+ Nếu viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân, ta được một số thập phân bằng số đó.

+ Nếu bỏ bớt chữ số 0 tận cùng ở bên phải phần thập phân, ta được một số thập phân bằng số đó.

– Vài HS lặp lại.

– HS đọc lần lượt các số → Ghép các số thập phân bằng nhau.

– HS nhận biết: Số tự nhiên được coi là số thập phân đặc biệt (có phần thập phân là 0 hoặc 00, ...)

III. Luyện tập – Thực hành

Thực hành

Bài 1:

– Khi sửa bài, GV có thể đọc từng số cho HS thực hiện vào bảng con và yêu cầu HS giải thích.

Bài 2:

– Sửa bài, GV nêu từng cặp số cho HS thực hiện vào bảng con, khuyến khích HS giải thích một số trường hợp.

Lưu ý: Câu d có nhiều kết quả → HS làm đúng và giải thích hợp lí thì chấp nhận.

Luyện tập

Bài 1:

– Sửa bài, GV có thể cho HS thi đua tiếp sức: gắn (hoặc nối) các thẻ có số thập phân bằng nhau, khuyến khích HS giải thích cách làm.

– HS thực hiện nhóm đôi.

a) 5,4

b) 21,07

c) 0,08

d) 100,001

– HS giải thích.

Ví dụ:
a) 5,400 = 5,4 → Bỏ bớt hai chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số 5,400 thì được số 5,4 bằng với số 5,400.

– HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ nhóm đôi.

a) 3,16 và 2,40

b) 42,500 và 0,955

c) 73,00 và 6,72

d) 0,1 và 2,4

– HS giải thích.

Ví dụ:

a) 3,16 và 2,40
Phần thập phân của số 3,16 có hai chữ số; phần thập phân của số 2,4 có một chữ số

→ Viết thêm một chữ số 0 vào tận cùng bên phải của phần thập phân ta được số 2,40 có hai chữ ở phần thập phân và bằng với số 2,4.

d) 0,1 và 2,4
Phần thập phân của số 0,100 có ba chữ số; phần thập phân của số 2,40 có hai chữ số
→ Bỏ bớt chữ số 0 ở tận cùng bên phải của phần thập phân ta được hai số 0,1 và 2,4 đều có một chữ số ở phần thập phân và bằng với hai số thập phân đã cho ban đầu.
0,100 = 0,1 và 2,4 = 2,40.

– HS thực hiện nhóm đôi.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 20: Số thập phân bằng nhau | Chân trời sáng tạo
– HS giải thích cách làm.
Ví dụ: 0,15 = 0,1500 (vì bỏ bớt hai chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số 0,1500 ta được số 0,15 bằng với số 0,1500).

IV. Vận dụng – Trải nghiệm

Bài 2:

– Sửa bài, GV có thể cho HS ghép các thẻ (hoặc bảng con) có viết số đo (mỗi bảng/thẻ viết một số) bằng nhau lại với nhau, khuyến khích HS giải thích tại sao lại ghép như vậy.

– HS xác định yêu cầu, thực hiện cá nhân.

Giáo án Toán lớp 5 Bài 20: Số thập phân bằng nhau | Chân trời sáng tạo

– HS giải thích tại sao lại ghép như vậy.

Ví dụ: Lần lượt viết thêm một và hai chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của 20,7 kg thì được 20,70 kg và 20,700 kg bằng với 20,7 kg.

D. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học