Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức Bài 12a: Sử dụng hàm IF

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

- Hàm điều kiện IF trong phần mềm bảng tính.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

- Sử dụng được điều kiện IF trong giải quyết bài toán thực tiễn về quản lí tài chính.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SBT, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.

- Tệp dữ liệu TaiChinhGiaDinh.xlsx tạo ra ở bài 11a được lưu trữ trên máy tính của HS.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giới thiệu quy tắc quản lí tài chính 50-30-20, giúp kiểm soát chi tiêu của gia đình hiệu qu, từ đó dẫn đến yêu cầu cần xử lí dữ liệu thực tế để biết chi tiêu của gia đình như thế nào so với quy tắc.

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời và hiểu được ý nghĩa của hàm IF.

c) Sản phẩm: Câu trả lời dựa trên trải nghiệm cá nhân của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:

Trong những bài học trước, em đã sử dụng hàm đếm theo điều kiện COUNTIF và hàm tính tổng theo điều kiện SUMIF để tổng hợp số liệu chỉ tiêu. Dựa trên số liệu tổng hợp, để biết việc chi tiêu đã cân đối, hợp lí hay chưa, em có thể sử dụng một số quy tắc quản lí tài chính, ví dụ quy tắc 50-30-20.

Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức Bài 12a: Sử dụng hàm IF (ảnh 1)

Em hãy đưa ra nhận xét về tình hình chi tiêu so với quy tắc 50-30-20.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 HS trình bày câu trả lời.

Gợi ý trả lời:

Dựa vào quy tắc 50-30-20 có thể linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài học ngày hôm nay sẽ hướng dẫn sẽ hướng dẫn các em sử dụng hàm điều kiện IF để quản lí việc chi tiêu dựa trên quy tắc tài chính, nhằm giúp việc chi tiêu được kiểm soát hiệu quả, Bài 12a: Sử dụng hàm IF.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hàm if

a. Mục tiêu: HS chủ động khám phá tìm hiểu cách tổ chức dữ liệu trên bảng tính để đưa ra nhận xét vềtình hình chi tiêu theo quy tắc 50-30-20.

b. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ hoạt động nhóm, HS thảo luận thực hiện các nhiệm vụ đã được gia để hình thành kiến thức bài học.

c. Sản phẩm học tập: Đáp án cho các câu hỏi trong nhiệm vụ nhóm.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành Hoạt động 1:

Tổng hợp các khoản chi theo quy tắc 50-30-20

Giả sử các mục chỉ được chia thành ba loại A, B và C. Trong đó, mục A là Nhu cầu thiết yếu, mục B là Mong muốn cá nhân, mục C là Tiết kiệm. Bảng tổng hợp các khoản chi đã được thêm dữ liệu Mục chi ở cột 1 như minh hoạ trong Hình 12a.2.

Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức Bài 12a: Sử dụng hàm IF (ảnh 2)

Để đánh giá chi tiêu theo quy tắc 50-30-20, chúng ta tạo bảng dữ liệu để tính tổng số tiền của mỗi mục chi như minh hoạ ở Hình 12a.3. Trong bảng này, tổng tiền của mỗi mục chi ở cột M được tổng hợp từ dữ liệu các khoản chi trong bảng ở Hình 12a.2; dữ liệu tỉ lệ ở cột N là tổng tiền của mỗi mục chi so với tổng tiền của tất cả các khoản (ô H11 trong Hình 12a.2).

1. Em hãy nêu công thức ở các ô của cột M và cột N trong bảng dữ liệu Hình 12a.3.

Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức Bài 12a: Sử dụng hàm IF (ảnh 3)

2. Em hãy viết quy tắc để đưa ra nhận xét tình trạng chi tiêu như minh hoạ ở cột O trong Hình 12a.3 dựa trên quy tắc quản lí tài chính 50-30-20.

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và nêu về hàm IF và hai dạng sử dụng hàm IF thông qua hai quy tắc nhận xét để biết tình trạng chi tiêu theo quy tắc 50-30-20, từ đó nêu công thức sử dụng hàm IF cho mỗi quy tắc nhận xét.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi củng cố kiến thức:

Em hãy viết công thức trong các ô O4O5 ở Hình 12a.3 để nhận xét về tình trạng của mục Mong muốn cá nhân Tiết kiệm dựa trên quy tắc 50-30-20.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung mục 1 SGK tr.48 - 49, thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xung phong phát biểu trả lời các câu hỏi.

- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Hướng dẫn trl câu hỏi HĐ1 SGK t.48

1. Cột M lưu tổng tiến của mỗi mục chỉ A, B, C trong vùng dữ liệu H2:I10. Chúng ta sử dụng hàm SUMIF để tính toán dữ liệu. Ví dụ, công thức ở ô M3

=SUMIF($I$2:$I$10,K3,$H$2:$H$10).

Cột N lưu tỉ lệ phần trăm số tiến của mỗi mục chi (tại cột M) so với tổng số tiền đã chi (tại ô H11). Vì vậy công thức tại ô N3 là =M3/$H$11*100%.

2. Quy tắc đưa ra nhận xét tình trạng chi tiêu như minh hoạ ở cột O trong Hình 12a.3 SGK dựa trên quy tắc quản lí tài chính 50-30-20 là "Nếu tỉ lệ chỉ lớn hơn 50% thì nhận xét là “Nhiều hơn", còn không thì nhận xét là “Ít hơn".

Hướng dẫn trl câu hỏi củng cố kiến thức SGK tr.49

- Công thức tại ô O4 để nhận xét về tình trạng của mục chi Mong muốn cá nhân là =IF(N4>80%, "Nhiều hơn", "Ít hơn")

- Công thức tại ô O5 để nhận xét về tình trạng của mục chi Tiết kiệm là và 05 là: =IF(N5>80%, "Nhiều hơn", "Ít hơn").

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm.

Hộp kiến thức:

Hàm IF kiểm tra điều kiện và trả về một giá trị khi điều kiện đó đúng và một giá trị khác nếu điều kiện đó sai.

● Công thức: =IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false])

- logical_test: điều kiện kiểm tra.

- value_if_true: giá trị trả về nếu điều kiện là đúng.

- value_if_false: giá trị trả về nếu điều kiện là sai.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Hàm IF

- Dựa trên quy tắc quản lí tài chính 50-30-20, em có thể đưa ra nhận xét về tình trạng chi tiêu của mỗi mục chi.

- Để điền nhận xét như minh hoạ ở các ô từ O3 đến O5 trong Hình 12a.3, em sử dụng hàm điều kiện IF. Công thức chung của hàm IF là:

=IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false]).

Trong đó, ý nghĩa của các tham số như sau:

logical_test: điều kiện kiểm tra.

value_if_true: giá trị trả về nếu điều kiện là đúng.

value_if_false: giá trị trả về nếu điều kiện là sai.

Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức Bài 12a: Sử dụng hàm IF (ảnh 4)

- Trên thực tế, nhận xét về tình trạng chi tiêu có thể cần chi tiết hơn.

- Trong trường hợp tiêu chí kiểm tra cần thoả mãn nhiều mức hơn, em sử dụng các hàm IF lồng nhau. Ví dụ sử dụng hai hàm IF lồng nhau cho nhận xét trên như minh hoạ trong Hình 12a.4 là =IF(N3>80%, "Nhiều quá", IF(N3>50%, "Nhiều hơn", "Ít hơn")).

Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức Bài 12a: Sử dụng hàm IF (ảnh 5)

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học