Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 8: Định dạng văn bản

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh được học về:

- Cấu trúc khai báo thuộc tính của thẻ.

- Các thẻ định dạng văn bản: thẻ định dạng tiêu đề, thẻ định dạng đoạn, thẻ định dạng kiểu chữ, phông chữ.

2. Năng lực

- Hiểu được ý nghĩa của thuộc tính thẻ.

- Phát hiện được các thẻ có thuộc tính thông qua cấu trúc.

- Hiểu được các thành phần khác nhau của văn bản cần có kiểu định dạng khác nhau, phù hợp và giúp nhấn mạnh nội dung.

- Biết được cấu trúc các thẻ định dạng văn bản.

- Sử dụng được các thẻ HTML định dạng được tiêu đề, đoạn văn, phông chữ và kiểu chữ cho văn bản.

- Nâng cao khả năng tự học.

3. Phẩm chất

- Có ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật các kiến thức mới.

- Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết các mã lệnh HTML.

- Hình thành tư duy lôgic phân tích yêu cầu cần đạt để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên chuẩn bị:

- SGK, bài giảng PPT, phòng máy tính có kết nối Internet, máy chiếu.

- Chuẩn bị các ví dụ, hình ảnh minh hoạ kết quả.

Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Bài học được thực hiện trong 2 tiết: 1 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành.

- Tiết lí thuyết: Hoạt động 1, 2, 3, 4.

- Tiết thực hành: Hoạt động 5, 6, 7.

A. MỞ ĐẦU

Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)

a) Mục tiêu: HS thấy được tác dụng của việc trình bày một văn bản đẹp.

b) Tổ chức thực hiện

- GV nêu tình huống khởi động trong SGK.

- HS suy nghĩ trả lời.

- Từ câu trả lời của HS, GV phân tích để thấy tác dụng của việc trình bày một văn bản: đúng quy cách, đẹp, thu hút người xem tập trung vào các nội dung quan trọng. GV dẫn dắt vào nội dung bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các thuộc tính của thẻ (10 phút)

a) Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng và cách khai báo thuộc tính thẻ.

b) Tổ chức thực hiện

# 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 1 (SGK/46).

- GV đặt câu hỏi H2.

- GV đặt câu hỏi H3.

- GV giảng giải, lấy thêm ví dụ về thẻ kèm thuộc tính. Với mỗi ví dụ, GV mời HS xác định các thuộc tính thẻ và HS khác nhận xét.

Nội dung:

H1. Hoạt động 1 (SGK/46): nhận dạng thẻ có thuộc tính H2. Tác dụng của thuộc tính của thẻ.

H3. Cách khai báo thuộc tính thẻ.

H4. Một số ví dụ về thẻ có thuộc tính.

# 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động cá nhân, phân tích ví dụ trong bài học trước.

- HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi H2.

Kết quả:

TL1: HS chỉ ra trên tệp newpage.html thẻ có thuộc tính là thẻ

TL2: Thuộc tính của thẻ có tác dụng bổ sung thông tin, làm rõ các điều khiển được thẻ chỉ định.

TL3: Cách khai báo thuộc tính thẻ:

- Một thẻ có thể có hoặc không có thuộc tính; có thể có một hoặc nhiều thuộc tính.

- Thuộc tính thẻ được đặt trong thẻ bắt đầu, sau tên thẻ.

- Cú pháp

        Nội dung

TL4. Ví dụ Ví dụ:

Chỉ ra tên thẻ, thuộc tính, giá trị thuộc tính tương ứng.

# 3. Báo cáo, thảo luận

- Sau 2 phút, GV mời một số HS đưa ra nhận xét. HS có thể dễ dàng trả lời câu hỏi H1 vì chỉ có 1 thẻ có thuộc tính và khác biệt hẳn so với các thẻ khác.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi H3. GV đặt các câu hỏi giúp HS hiểu sâu:

o Các thẻ có bắt buộc có thuộc tính không?

o Vị trí thuộc tính đặt ở đâu.

o Chỉ ra trên ví dụ bài 7 đâu là tên thẻ, đâu là thuộc tính.

o GV tổng kết câu trả lời H3

- Trong khi phân tích ví dụ bổ sung, mục đích là để HS xác định đâu là thuộc tính thẻ và giá trị của thuộc tính, không cần hiểu cả câu lệnh có ý nghĩa gì

# 4. Kết luận

Chốt các kiến thức trọng tâm.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về các thẻ định dạng văn bản (30 phút)

3.1. Tìm hiểu về các thành phần của văn bản và đặc điểm về cách định dạng các thành phần văn bản. (5 phút)

a) Mục tiêu: HS xác định được các thành phần của văn bản thông thường. Nhận dạng được cách định dạng cho từng thành phần đó.

b) Tổ chức thực hiện:

#1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia nhóm HS (3 HS) và giao nhiệm vụ cho HS.

Nội dung:

Mỗi nhóm HS tìm hiểu về một thể loại văn bản: thơ, truyện ngắn, bài báo, bài nghiên cứu, bài học trong SGK.

Với mỗi thể loại văn bản, xác định các thành phần trong văn bản đó, các thành phần đó thường được trình bày như thế nào?

# 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm 2 người, tìm hiểu và trả lời câu hỏi.

- GV gợi ý HS tìm điểm chung giữa các văn bản trong thể loại, liên hệ các kiến thức đã biết về trình bày văn bản trong MS Word đã học.

Kết quả:

Thành phần văn bản và cách định dạng các thành phần.

- Tiêu đề: Định dạng đậm, căn giữa.

- Các đề mục: Tuỳ theo cấp khác nhau thì định dạng cỡ chữ to nhỏ khác nhau.

- Các đoạn văn bản: xuống dòng, lùi đầu dòng, căn lề.

- Các nội dung cần nhấn mạnh có định dạng đặc biệt: in đậm, nghiêng, màu sắc khác, cỡ chữ lớn…

# 3. Báo cáo, thảo luận

- Sau 2 phút HS thảo luận, GV mời một số nhóm chia sẻ câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

# 4. Kết luận

- GV đánh giá câu trả lời của HS, dẫn dắt tới các nội dung bài học tương ứng.

3.2. Tìm hiểu cách định dạng các thành phần trong văn bản (10 phút)

a) Mục tiêu

- Học sinh biết được cấu trúc các thẻ định dạng văn bản: thẻ định dạng tiêu đề, định dạng đoạn văn bản, định dạng kiểu chữ và phông chữ.

- Sử dụng được các thẻ định dạng để định dạng văn bản theo yêu cầu cụ thể.

- Học sinh lựa chọn được công cụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.

b) Tổ chức thực hiện

* Định dạng tiêu đề và đoạn văn bản

# 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 2 HS, GV yêu cầu HS đọc hiểu mục 2, 3 trong SGK trang 47, 48 và hoàn thành Phiếu học tập 1 (phụ lục)

# 2. Tổ chức thực hiện:

- HS làm việc cá nhân (5 phút), đọc SGK.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học