Giáo án Viết bài văn tả phong cảnh lớp 5 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Viết được bài văn tả cảnh đúng yêu cầu đề bài và theo đúng các bước cần thiết.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhớ lại các kiến thức về bài văn tả phong cảnh, tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách viết bài văn tả phong cảnh:

Bài văn tả phong cảnh gồm 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về phong cảnh.

Thân bài: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.

Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh.

- GV giới thiệu bài học cho HS: Buổi học trước chúng ta đã tìm hiểu được các cách viết đoạn văn tả phong cảnh. Ở buổi học này, chúng ta sẽ đi thực hành viết bài văn tả phong cảnh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành viết bài văn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được các bước viết bài văn dựa vào dàn ý đã lập và đoạn văn đã được chuẩn bị trước.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hai đề bài:

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, song suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống.

Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong hai đề, xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, sau đó thực hiện các bước sau:

+ Lựa chọn một cảnh cụ thể để tả.

+ Nhớ các đặc điểm nổi bật của cảnh

+ Lựa chọn cách kể chuyện sáng tạo

- GV hướng dẫn HS cần chú ý khi viết đoạn văn:

+ Trình bày rõ ràng 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.

+ Tả kĩ hơn những sự vật, hiện tượng đặc sắc, làm nên vẻ đẹp riêng cho phong cảnh được miêu tả.

+ Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của sự vật, hiện tượng; kết hợp sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa,… để lời văn thêm sinh động, có sức cuốn hút đối với người đọc.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày bài làm của mình, nhận xét nhanh một số bài của HS, khen ngợi những HS thực hiện tốt yêu cầu và hỗ trợ những HS còn gặp khó khăn trong việc lập dàn ý.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

Hoạt động 2: Đọc soát và chỉnh sửa bài văn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được những điều cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Đọc soát và chỉnh sửa.

Giáo án Viết bài văn tả phong cảnh lớp 5 | Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ hoạt động.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Vận dụng được làm các bài tập và câu hỏi liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động:

1/ Đọc bài văn của em cho người thân nghe và tiếp thu góp ý.

2/ Tìm đọc đoạn văn, bài văn tả cảnh miền núi, trung du, đồng bằng,… và chép lại những câu văn hay.

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thiện.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức.

- HS nhắc lại kiến thức đã học.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu của đề bài.

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe nhận xét của GV.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học