Giáo án Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn) lớp 5 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- HS viết được thân đoạn cho đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội. Bài viết mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết giới thiệu bài viết, thể hiện rõ ràng suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dựa vào giàn ý đã xây dựng để viết đoạn thân đoạn.

Năng lực văn học:

- Viết được đoạn văn mạch lạc, trong đoạn văn có thể có một số từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Thể hiện được quan điểm, ý kiến trước một hiện tượng xã hội (diễn đạt mạch lạc, rõ ràng).

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm (chăm học, viết bài cẩn thận, đọc lại cẩn thận và hoàn thiện bài viết).

- Có suy nghĩ và cách ứng xử đúng đắn trước một hiện tượng xã hội cụ thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5.

- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5, VBT Tiếng Việt 5.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Em hãy nêu ý kiến của em về việc nhiều bạn HS nói những lời không hay tới bạn bè trong lớp.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:

- GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Ở buổi học trước, các em đã được luyện tập viết mở đoạn và kết đoạn cho đoạn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội. Để hoàn chỉnh bài viết, hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập cách viết thân đoạn cho đoạn văn nếu ý kiến về một hiện tượng xã hội.!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nắm được kiến thức về thân đoạn.

- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- Một số HS đọc yêu cầu và các đoạn văn. Cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nêu một số việc chính cần thực hiện:

+ Đọc các mở đoạn và kết đoạn cho sẵn.

+ Đọc các thông tin về mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trình bày trước lớp về chủ đề của hai đoạn văn cần viết thân đoạn.

- GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả; nhóm khác nêu ý kiến.

- GV chốt đáp án đúng:

+ Chủ đề 1: Việc mặc đồng phục của học sinh khi đến trường.

+ Chủ đề 2: Tổ chức sinh nhật tại lớp.

Hoạt động 2: Thực hành viết đoạn văn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS xem lại được cách viết thân đoạn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội.

- HS thực hành viết đoạn văn.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân:

+ Dựa vào mở đoạn và kết đoạn cho sẵn, ghi tóm tắt các ý cần viết trong thân đoạn.

+ Sắp xếp các ý đó theo thứ tự phù hợp.

+ Viết thân đoạn theo các ý đã sắp xếp.

- GV tạo không khí yên tĩnh để HS làm bài, theo dõi, giải đáp thắc mắc cho HS (nếu có).

- GV tổ chức cho HS đọc lại bài viết, sửa lỗi, hoàn thiện bài viết.

- GV nhận xét và gợi ý thân đoạn cho HS tham khảo:

Gợi ý:

+ Thân đoạn 1: Nhà trường là nơi học tập và rèn luyện, cần có sự trang nghiêm, với những quy định khá nghiêm ngặt. Việc học sinh mặc đồng phục khi đến trường góp phần tạo nên sự trang nghiêm đó. Cách ăn mặc của học sinh trong trường cũng làm nên bộ mặt của nhà trường, vì thế nếu tất cả các học sinh đều mặc thống nhất một trang phục sẽ làm cho khung cảnh ngôi trường đẹp lên rất nhiều. Hơn nữa, khi tất cả học sinh mặc đồng phục, các bạn sẽ không so sánh trang phục của ai đẹp hơn hay xấu hơn. Điều đó góp phần tạo quan hệ hòa đồng, gia tăng tinh thần đoàn kết giữa các học sinh trong trường.

- HS lắng nghe, chuẩn bị câu trả lời.

- HS chia sẻ.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị viết bài.

- HS làm bài.

- HS hoàn thiện bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học