Giáo án Chuyện nhỏ trong lớp học lớp 5 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/phút. Đọc thầm nhanh.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Câu chuyện kể về việc bạn San – đrô đã trêu khóc bạn I-li-cô vì bạn I-li-cô mới cắt tóc và cách xử lý thông minh khéo léo của thầy giáo để giải hoà cho hai bạn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động nghiên cứu bài đọc, tìm được các chi tiết hay trong bài đọc và tự rút ra bài học cho bản thân.

Năng lực văn học:

- Biết cảm nhận được từ ngữ, chi tiết thú vị và có ý nghĩa trong câu chuyện; chia sẻ được cảm nhận của mình với cô và các bạn.

- Cảm nhận được tình yêu thương, sự bao dung và cách xử lý khéo léo của thầy giáo.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập, biết vận dụng bài học vào cuộc sống thực tế.

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, biết đoàn kết, đối xử thân thiện với bạn bè, không chê cười ngoại hình của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5.

- Tranh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và trả lời: Khi có xích mích nhỏ với bạn trong lớp, em sẽ làm gì để giải quyết vấn đề?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr112, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Giáo án Chuyện nhỏ trong lớp học lớp 5 | Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều

Bài đọc “Câu chuyện nhỏ trong lớp” nội dung kể về cách thầy giảo giảng hòa cho hai bạn trong lớp khi có xích mích nhỏ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung câu chuyện qua bài học ngày hôm nay nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc chậm rãi, tình cảm; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu,...

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

+ Luyện đọc một số từ khó: I-li-cô, San-đrô, ngạc nhiên, gán tên xấu, nhấc,…

+ Luyện đọc câu dài: Trong giờ học, / khi đi vòng quanh lớp theo dõi các em làm bài,/ tôi đến chỗ San-đrô/ và nói thầm với em:/ "Em làm bài đúng rồi,/ nhưng em cư xử với I-li-cô chưa đẹp. // Nếu em là một chàng trai chân chính / thì đến giờ nghỉ em nên xin lỗi bạn ấy."//

+ Luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc của nhân vật:

• Giọng điệu lo lắng, có chút tò mò và hồi hộp:“- Vì sao bạn ấy khóc?- Vì bạn San-đrô trêu ạ. – Bạn I-li-cô mới cắt tóc, thế là San-đrô gán tên xấu cho bạn ấy. I-li-cô, mang lại đây cho thầy cái thước to!”

• Giọng điệu ngạc nhiên, thích thú: “Thế nào? Em mới cắt tóc à? Cắt đẹp lắm! Hồi còn bé, thầy cũng thích cắt tóc ngắn như thế này, nhưng người ta cắt không đẹp như bây giờ. Trông em đúng là một chàng trai thực sự! Có phải thế không, các em? Em thích bạn I-li-cô như thế này!", "Đẹp lắm!"

• Giọng điệu ôn tồn, nhẹ nhàng và sâu lắng: “Em làm bài đúng rồi, nhưng em cư xử với I-li-cô chưa đẹp. Nếu em là một chàng trai chân chính thì đến giờ nghỉ em nên xin lỗi bạn ấy. Nếu San-đrô xin lỗi thì em hãy bỏ qua cho bạn ấy nhé! Hãy nói rằng em đã quên điều đó. Được chứ?"

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học