Giáo án Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ). Nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

- Viết lại được 1 đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.

- HS hiểu được cái hay của những bài văn hay của bạn, có ý thức học hỏi từ những bạn có năng khiếu để viết những bài văn sau được tốt hơn

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết được những ưu điểm của những bài văn hay; viết lại được 1 đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.      

3. Thái độ: Nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng  

    - GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh... cần chữa chung cho cả lớp

    - HS: SGK,vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Trò chơi: Phóng viên

- Nội dung phỏng vấn: Kể tên những danh lam thắng cảnh của nước ta.

- GV nhận xét, tuyên dương

- Giới thiệu bài mới - ghi bài lên bảng: Kể về người thân

- HS tham gia chơi


- HS nghe

- Học sinh mở sách giáo khoa và vở 

2.Hoạt động nhận xét chung bài làm của học sinh:(15 phút)

*Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ). Nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

*Cách tiến hành: Cá nhân=> Cả lớp

- Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn

- GV: Đây là bài văn tả cảnh. Trong bài văn các em miêu tả cảnh vật là chính, cần lưu ý để tránh nhầm sang văn tả người hoặc tả cảnh sinh hoạt.

- Nhận xét chung

Ưu điểm:

+ HS hiểu đề

+ Bố cục của bài văn khá rõ ràng

+ Trình tự miêu tả khá hợp lí

+ Diễn đạt câu, ý

Nhược điểm:  

+ Lỗi chính tả: GV nêu tên các HS viết bài tốt, lời văn hay...

+ Lỗi điển hình về ý, dùng từ đặt câu cách trình bày bài văn, lỗi chính tả

- Viết lên bảng các lỗi điển hình 

- Yêu cầu HS thảo luận phát hiện ra lỗi và cách sửa

- Trả bài cho HS

- HS đọc

- HS lắng nghe










- HS viết lỗi

- HS thảo luận

- HS nhận bài và đọc lại bài của mình.

3. HĐ thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu:Viết lại được 1 đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.

*Cách tiến hành:

Bài 1:HĐ cá nhân=> Cả lớp

- Gọi HS đọc 1 bài

- Yêu cầu HS tự nhận xét, chữa lỗi

- Bài văn nên tả theo trình tự nào là hợp lí nhất?

- Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn

- Thân bài cần tả những gì?

- Phần kết bài nên viết như thế nào?

Bài 2: HĐ cá nhân=> Cả lớp

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay

- Gọi 3 HS đọc bài văn của mình

- Yêu cầu HS tự viết lại đoạn văn

- Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa viết

- Nhận xét em viết tốt


- HS đọc

- HS nêu nhận xét của mình


- Mở bài theo kiểu gián tiếp

- HS nêu


- HS đọc

- HS theo dõi

- 3 HS đọc bài của mình

- HS viết bài

- HS đọc bài vừa viết

- HS nghe

4. Hoạt động ứng dụng:(2phút)

- Em rút ra được điều gì sau tiết học này ?

- HS nêu

5. Hoạt động sáng tạo: (1phút)

- Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn, sáng tạo hơn.

- HS nghe và thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: