Giáo án Luyện từ và câu: Quan hệ từ mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Bước đầu nắm được khái niệm Quan hệ từ (ND ghi nhớ) .

 - Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1 mục III ) ; xác định được cặp qua hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2 ) biết đặt câu với quan hệ từ (BT3) .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định được quan hệ từ trong câu cũng như biết đặt câu với quan hệ từ.

3. Thái độ: Dùng quan hệ từ chính xác khi nói và viết.

* HS (M3,4) đặt được câu với quan hệ từ nêu ở BT3 .

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng 

- Giáo viên: Sách giáo khoa, Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét

- Học sinh: Vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Trò chơi: Truyền điện

- Nội dung: Nêu những đại từ xưng hô thường dùng

- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng : Quan hệ từ

- Học sinh tham gia chơi.


- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa và vở viết

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Mục tiêu:- Bước đầu nắm được khái niệm Quan hệ từ (ND ghi nhớ) 

*Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- HS đọc yêu cầu và nội dung bài

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp

- Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu

- Từ in đậm biểu thị mối quan hệ gì?

- Gọi HS trả lời

- GV nhận xét KL 

a) Rừng say ngây và ấm nóng.

b) Tiếng hót dìu dặt của hoạ mi...

c) Không đơm đặc như hoa đào nhưng cành mai...

- Quan hệ từ là gì?

- Quan hệ từ có tác dụng gì?


Bài 2: HĐ cặp đôi

- Cách tiến hành như bài 1

- Gọi HS trả lời GV ghi bảng

- KL: Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp từ chỉ quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận câu.

- Ghi nhớ

- HS đọc ghi nhớ


- HS đọc

- HS trao đổi thảo luận

- HS nối tiếp nhau trả lời




a) nối xay ngây với ấm nóng (quan hệ liên hợp)

b) của nối tiếng hót dìu....(quan hệ sở hữu)

c) như nối không đơm đặc với hoa đào (quan hệ so sánh)

- nhưng nối câu văn sau với câu văn trước (quan hệ tương phản)

- HS trả lời


- HS thực hiện theo yêu cầu

a) Nếu ...thì...: biểu thị quan hệ điều kiện giả thiết.

b) Tuy...nhưng...: biểu thị quan hệ tương phản.




- HS đọc ghi nhớ 

3. HĐ thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu:- Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1 mục III ) ; xác định được cặp qua hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2 ) biết đặt câu với quan hệ từ (BT3) .

- HS (M3,4) đặt được câu với quan hệ từ nêu ở BT3 .

*Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc nội dung yêu cầu bài

- Yêu cầu HS tự làm bài, trao đổi vở để kiểm tra chéo, chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét chữa bài








Bài 2: HĐ cặp đôi

- HS làm tương tự bài 1

- GV kết luận lời giải đúng





Bài 3:(M3,4) : HĐ cá nhân 

- Yêu cầu HS tự làm bài


- HS đọc 

- HS làm vào vở, trao đổi bài để kiểm tra chéo,1 HS lên bảng làm, chia sẻ trước lớp

a, nối Chim, Mây, Nước với Hoa.

của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi.

rằng nối cho với bộ phận câu đứng sau.

b, nối to với nặng.

như nối rơi xuống với ai ném đá.

c, với ngồi với ông nội 

    về nối giảng với từng loài cây.


- HS làm bài.

Đáp án

a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát

- Vì...nên...: biểu thị quan hệ nhân quả

b) Tuy...nhưng...: biểu thị quan hệ tương phản


- HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài, báo cáo giáo viên. 

+ Em và An là đôi bạn thân.

+ Em học giỏi văn nhưng em trai em lại học giỏi toán.

+ Cái áo của tôi còn mới nguyên.

4. Hoạt động ứng dụng:(2phút)

- Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau:

để, do, bằng.

- HS đặt câu

5. Hoạt động sáng tạo:(1phút)


- Về nhà viết một đoạn văn ngắn nói về tình bạn trong đó có sử dụng quan hệ từ.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học