Giáo án Tập đọc: Chú đi tuần mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1,3 ; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ.

3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, biết hi sinh vì sự bình yên của Tổ quốc.   

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- GDANQ: Giới thiệu những hoạt động hỗ trọ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam.

      II. CHUẨN BỊ                      

1. Đồ dùng 

- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài trong SGK.

- Học sinh: Sách giáo khoa 

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

      III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Gọi HS thi đọc bài “ Phân xử tài tình” trả lời câu hỏi về bài đọc:

+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp tấm vải?

+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?

+ Nêu nội dung bài ?

- GV nhận xét bổ sung.

- Giới thiệu bài: GV khai thác tranh minh hoạ, giới thiệu bài thơ “Chú đi tuần” – là bài thơ nói về tình cảm của các chiến sĩ công an với HS miền Nam - GV ghi đề bài .

- HS đọc từng đoạn nối tiếp.


- HS trả lời.




- HS ghi vở

2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

                    - Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài (đọc cả lời đề tựa của tác giả: thân tặng các cháu HS miền Nam).

- GV nói về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ: 

- Cho HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ. GV kết hợp sữa lỗi phát âm; nhắc HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi. ( đọc 2-3 lượt)

- Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó.

- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc và đọc diễn cảm toàn bài thơ : giọng đọc nhẹ nhàng trầm lắng, trìu mến, thiết tha, vui, nhanh hơn ở  3 dòng cuối thể hiện mơ ước của người chiến sĩ an ninh về tương lai của các cháu và quyết tâm làm tốt nhiệm vụ vì hạnh phúc của trẻ thơ.

- 1 HS đọc toàn bài.



- Nhóm trưởng điều khiển nhóm 

+ Lần 1: 4 học sinh đọc nối tiếp. Học sinh phát hiện từ khó, luyện đọc từ khó.

+ Lần 2: 4 học sinh đọc nối tiếp. HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi.

- Một HS đọc phần chú giải.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Lắng nghe

3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu: Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1,3)

* Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp.

+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? 

+ Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm đông bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của các em HS, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì ?

+ Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?

-Trong khi HS trả lời GV viết bảng những từ ngữ, chi tiết thể hiện đúng tình cảm, mong muốn của người chiến sĩ an ninh.

- GV : Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS ; quan tâm, lo lắng cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho cuộc sống của các cháu bình yên ; mong các cháu học hành giỏi giang, có một tương lai tốt đẹp.

- Gọi 1 hs đọc toàn bài.

- Bài thơ muốn nói lên điều gì ?     


- GDANQP: Giới thiệu những hoạt động hỗ trọ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam.(VD: Ngày 9/11/2018, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh TT-Huế, Sư đoàn 968 - Quân khu 4 huy động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ về các vùng bị ngập lụt giúp người dân, các trường học trên địa bàn khắc phục hậu quả lũ lụt, để học sinh sớm quay trở lại trường sau gần một tuần phải nghỉ học do mưa lũ.)

 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời câu hỏi:

+ Đêm khuya gió rét mọi người đang yên giấc ngủ say.

+ Tác giả bài thơ muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ.


-Tình cảm: 

+ Từ ngữ : Xưng hô thân mật  (chú, cháu, các cháu ơi) dùng các từ yêu mến, lưu luyến.

+ Chi tiết: Hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

- Mong ước: Mai các cháu …. tung bay.

 




- 1 hs đọc toàn bài.

*Nội dung : Bài thơ cho thấy tinh thần sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn của các  chiến sĩ công an để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp cho các cháu.

-  HS nghe

4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài thơ

* Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. GV kết hợp hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc của bài .

- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu của bài thơ theo trình tự đã hướng dẫn. Có thể chọn đoạn sau: 

     “ Gió hun hút/ lạnh lùng ...

 Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!”

- GV hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt nhịp thật tự nhiên giữa các dòng thơ.

- YC học sinh luyện đọc theo cặp, cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp .

- YC HS đọc nhẩm từng khổ thơ đến cả bài, thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, tìm giọng đọc.





- HS luyện đọc theo cặp.

- HS thi đọc diễn cảm trước lớp .

- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.

- Cả lớp bình chọn người đọc diễn cảm hay nhất, người có  trí nhớ tốt nhất.

5. Hoạt động ứng dụng: (2phút)

+ Bài thơ cho ta thấy điều gì ? 

- Gọi vài HS nêu nội dung bài .

- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, nhớ nội dung bài, chuẩn bị bài sau: Luật tục xưa của người Ê- đê.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà em hãy tưởng tượng và vẽ một bức tranh minh họa bài thơ sau đó chia sẻ với bạn bè.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học