Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Từ đồng nghĩa - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hiểu khái niệm từ đồng nghĩa.

- Nhận biết và phân biệt được các từ đồng nghĩa.

- Sử dụng từ đồng nghĩa trong nói và viết.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động chuẩn bị bài, giải BT ở nhà.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 5, tập một.

- Bài giảng trình chiếu.

- Giấy A4.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK, VBT Tiếng Việt 5, tập một.

- Vở viết, giấy nháp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

*Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài mới cho HS: Ở lớp 4, trong các bài luyện tập về từ ngữ, các em thường gặp các cặp từ giống nhau hoặc gần giống nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về những từ này nhé!

- GV ghi tên bài học: Luyện từ và câu – Từ đồng nghĩa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Bài tập 1

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt các từ ngữ có nghĩa gần giống hoặc giống nhau.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS đọc yêu cầu của BT1, hoạt động nhóm và thực hiện BT1: Đọc các đoạn thơ, đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

- So sánh nghĩa của các từ in đậm trong từng đoạn thơ, đoạn văn.

- Các từ in đậm trong đoạn thơ, đoạn văn nào có thể thay thế được cho nhau? Vì sao?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

- So sánh nghĩa của các từ in đậm trong từng đoạn thơ, đoạn văn:

a.

+ Giống: Đều chỉ màu đỏ.

+ Khác: Sắc độ màu đỏ khác nhau.

b.

+ Giống: Đều chỉ cảm xúc vui sướng, phấn chấn trong lòng.

c.

+ Giống: Đều chỉ đất nước.

- Các từ in đậm trong đoạn văn b và đoạn văn c có thể thay thế được cho nhau.

Hoạt động 2: Ghi nhớ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS trình bày kiến thức cần ghi nhớ: Từ đồng nghĩa là gì?

- GV yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về từ đồng nghĩa.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- HS làm việc cá nhân.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS phát biểu:

+ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

+ Có những từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau khi nói, viết: hổ, cọp,..

+ Có những từ đồng nghĩa khi sử dụng cần có sự lựa chọn cho phù hợp: non sông, đất nước,…

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học