Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Từ đa nghĩa - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hiểu khái niệm, nhận biết được từ đa nghĩa.

- Phân biệt được trong từ đa nghĩa: nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

- Đặt được câu theo yêu cầu, trong câu có từ đa nghĩa.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết thể hiện rõ ràng suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và biết thảo luận với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự hoàn thiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực sáng tạo: Biết vận dụng nhũng điều đã học để đặt câu theo yêu cầu.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ: bồi dưỡng ý thức học tập chăm chỉ, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5.

- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5, VBT.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS cùng hát một bài hát các em yêu thích, tạo không khí thoải mái, sôi động và vui vẻ trước khi vào lớp.

- GV dẫn dắt, giới thiệu về bài mới: Hôm nay, trong bài Từ đa nghĩa, các em sẽ tìm hiểu thế nào từ đa nghĩa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận xét

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nắm được yêu cầu bài tập.

- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm nghĩa phù hợp với bộ phận câu in đậm

- GV mời 1 − 2 HS đọc BT 1. Cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn cách làm bài: Tìm nghĩa phù hợp với các từ in đậm để nối với các từ bên phải.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 - 4, làm bài trên phiếu nhóm.

- GV tổ chức cho báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:

Câu

Nghĩa

a. Chân com-pa (chân đứng, chân quay), chân kiềng, chân bàn

3. Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.

b. Chân của người (bàn chân của bé, chân đi khắp nhà)

1. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.

c. Chân núi

2. Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

Nhiệm vụ 2: So sánh nghĩa

- GV mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT2. Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào giống nhau và khác nhau?

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 – 4, làm bài trên phiếu nhóm, GV theo dõi và hỗ trợ HS.

- GV mời đại diện một số nhóm nêu kết quả, các HS khác bổ sung, nêu ý kiến.

- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng:

* Điểm giống nhau: “Chân” chỉ bộ phận dưới cùng của sự vật

* Điểm khác nhau:

a) Chân com-pa, chân kiềng, chân bàn: chỉ bộ phận của vật, có tác dụng đỡ cho bộ phận khác.

b) Chân của người: chỉ bộ phận của cơ thể người hoặc động vật; dùng để đi, đứng.

c) Chân núi: chỉ bộ phận của vật, có vị trí tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

Hoạt động 2: Rút ra bài học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Từ nhận xét rút ra bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 1 – 2 HS đọc to bài học trong SGK. Các HS khác đọc thầm theo: Từ đa nghĩa là từ nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa góc và một (hay một số) nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ đa nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau

Hoạt động 3: Thực hành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Vận dụng kiến thức vào BT có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm trạng ngữ trong các câu.

- GV mời 1 – 2 HS đọc BT1: Trong những câu nào dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?

a) Mặt

– (1) Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thu – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.

Theo NGUYỄN THỊ XUYẾN

– (2) Tôi và Thu ngắm mãi không biết chán những miếng và trên mặt đường.

Theo NGUYỄN THỊ XUYẾN

b) Xanh

- HS hát cùng cả lớp.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS làm bài.

- HS thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thảo luận nhóm.

- HS nêu kết quả.

- HS đọc bài học.

- HS đọc yêu cầu BT.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học