Giáo án Tục ngữ về ý chí, nghị lực lớp 5 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng / phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Tìm từ trong từ điển nhanh hơn trước. Trả lời được các CH về nội dung bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài đọc khuyên chung ta phải có ý chí, nghị lực để đạt được thành công.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học:

- Phát hiện được những từ ngữ và chi tiết hay; biết bày tỏ sự yêu thích với những từ ngữ và chi tiết đó.

3. Phẩm chất

- Góp phần bồi dưỡng chăm chỉ, trách nhiệm: thể hiện được quyết tâm, ý thức kiên trì vượt qua khó khăn thử thách,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5.

- Tranh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5, Vở bài tập Tiếng Việt 5.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS xem video về Nick Vujicic - Bài Học Về Nghị Lực Phi Thường - Động Lực Sống

https://www.youtube.com/watch?v=cOsG32MuQWQ

- GV giới thiệu bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc nhịp nhàng, rõ ràng, dứt khoát; nhấn giọng ở những từ ngữ ở cuối câu, ngắt nghỉ câu hợp lý

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài:

+ Luyện đọc một số từ khó: sóng cả, nói ngả, nói nghiêng…

+ Luyện đọc câu dài: Ngọc kia/ chuốt mãi cùng tròn,/ Sắt kia mài mãi/ cũng còn nên kim.//

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ miệt mài: chăm chỉ bền bỉ để thực hiện một công việc.

+ keo: một lần đấu sức.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi dưới đây:

+ Câu 1. Dựa theo nội dung, xếp các câu tục ngữ trên vào nhóm phù hợp:

a) Khẳng định một lẽ phải: Có ý chí thì nhất định thành công.

b) Khuyên mọi người quyết tâm theo đuổi mục tiêu đã chọn.

c) Khuyên mọi người không nản long khi gặp khó khăn.

+ Câu 2. Từ bài tập 1, em hiểu tục ngữ thường có nội dung như thế nào?

+ Câu 3. Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thức của các câu tục ngữ trong bài đọc?

a) Ngắn gọn

b) Giàu hình ảnh

c) Có vần điệu

d) Là câu thơ

+ Câu 4. Câu tục ngữ nào trong bài đọc để lại cho em ấn tượng đặc biệt nhất? Vì sao?

+ Câu 5. Nếu muốn tự khuyên mình kiên trì học tập, em sẽ dùng câu tục ngữ nào? Vì sao?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1:

a) 1.; 2.; 4.; 5.; 10.

b) 9.

c) 3.; 6.; 7.; 8.

+ Câu 2: Tục ngữ thường nêu những kinh nghiệm được nhân dân tích lũy trong cuộc sống; từ đó, cho ta những lời khuyên về cách sống, cách ứng xử đúng đắn.

+ Câu 3: HS nói theo suy nghĩ cá nhân. VD: Tục ngữ khẳng định một lẽ phải. / Tục ngữ khuyên ta những điều tốt đẹp. / Tục ngữ khuyên ta sống tốt hơn. /

* GV giới thiệu thêm: Tục ngữ không phải là câu thơ. Câu thơ là sản phẩm lời nói có vần điệu, do một người nào đó tạo ra. Tuy nội dung của câu thơ có thể là một lời khẳng định hoặc khuyên, nhưng thơ thiên về biểu hiện cảm xúc.

- HS xem video.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học