Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Luyện tập về từ đa nghĩa - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Xác định được nghĩa của từ đa nghĩa; nhận biết được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đa nghĩa.

- Biết tra từ điển tiếng Việt để tìm nghĩa của từ đa nghĩa; đặt được câu để phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đa nghĩa.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm về đa nghĩa, tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết vận dụng kiến thức vè trạng ngữ để đặt câu.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm: Bồi dưỡng ý thức ham học, ham tìm hiểu; hình thành thói quen thận trọng, cân nhắc khi sử dụng từ ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng Việt 5.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV kiểm tra bài cũ: Em hãy nhắc lại kiến thức về từ đa nghĩa.

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và nhắc lại kiến thức: Từ đa nghĩa là từ nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một (hay một số) nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ đa nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- GVdẫn dắt, giới thiệu bài mới: Ở tiết Luyện từ và câu trước, các em đã thế nào là từ đa nghĩa, thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển và lấy được một số ví dụ về từ đa nghĩa. Hôm nay, cô (thầy) sẽ hướng dẫn các em tiếp tục luyện tập nhận biết từ đa nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ đa nghĩa; sau đó, các em sẽ đặt câu để phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đa nghĩa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện từ đa nghĩa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS vận dụng kiến thức để nhận diện các từ đa nghĩa trong đoạn văn.

- Biết đặt câu có từ đa nghĩa

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 1 − 2 HS đọc BT 1, 2, 3. Cả lớp đọc thầm theo:

+ Câu 1: Tìm ở bên B lời giải thích hợp cho từ đầu trong mỗi câu ở bên A

Giáo án (Luyện từ và câu lớp 5) Luyện tập về từ đa nghĩa | Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều (ảnh 1)

+ Câu 2: Từ đầu trong câu nào ở bài tập 1 được dùng với nghĩa gốc?

+ Câu 3: Tra từ điển, tìm nghĩa của một trong các từ sau: quả, chín, ăn. Vì sao em biết đó là các từ đa nghĩa? Theo em, nghĩa được nêu đầu tiên là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

- GV mời HS thảo luận nhóm đôi, làm các BT 1, 2, 3.

- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả; các HS khác nêu ý kiến.

- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:

+ Câu 1: a – 4; b – 1; c – 2; d – 3.

+ Câu 2: Từ đầu trong câu a) ở BT 1 được dùng với nghĩa gốc; ở các câu khác, từ đầu được dùng với nghĩa chuyển.

+ Câu 3:

Cây:

* Thực vật có thân, lá rõ rệt, hoặc vật có hình thù giống những thực vật có thân, lá.

VD: cây tre, cây nấm; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (tục ngữ).

* Từ dùng để chỉ từng đơn vị riêng lẻ thuộc loại vật có hình như cây.

VD: cây cột, cây nến, cây rơm.

* Gỗ. VD: mua cây làm bàn ghế.

*Từ dùng để chỉ người thông thạo đặc biệt về một mặt nào đó trong sinh hoạt, trong cuộc sống. VD: cây kể chuyện, cây văn nghệ.

* Cây số (nói tắt tên gọi thông thường của ki-lô-mét). VD: Còn ba cây nữa là đến nơi.

* Lạng (vàng). VD: một cây vàng.

Xinh:

* Có hình dáng và những đường nét rất dễ coi, ưa nhìn (thường nói về trẻ em, phụ nữ trẻ). VD: Em bé rất xinh.

* Có hình dáng nhỏ nhắn, thanh thoát, trông thích mắt. VD: Ngôi nhà xinh; Cây bút rất xinh.

Ăn:

* Tự cho vào cơ thể thức ăn nuôi sống. VD: ăn cơm. * Ăn uống nhân dịp gì. VD: ăn cưới, ăn liên hoan. (Máy móc, phương tiện vận tải) tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động. VD: xe ăn xăng.

* Nhận lấy để hưởng. VD: ăn lương tháng. Phải nhận lấy, chịu lấy (cái không hay, hàm ý mỉa mai). VD: ăn đòn.

* Giành về mình phần hơn, phần thắng (trong cuộc thi đấu). VD: ăn quân xe.

* Hấp thu cho thấm vào, nhiễm vào trong bản thân. VD: Da ăn nắng.

* Gắn, dính chặt vào nhau, khớp với nhau. VD: Hồ dán không ăn;

* Phanh (thắng) xe không ăn. Hợp với nhau, tạo nên một cái gì hài hoà. VD: Hai màu rất ăn với nhau;

- HS lắng nghe, chuẩn bị.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc bài.

- HS thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc thầm BT.

- HS đọc nhiệm vụ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học