Giáo án Luyện tập viết thư thăm hỏi lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Tìm ý và lập được dàn ý của một bức thư; các ý được trình bày rõ ràng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cách cảm thông, chia sẻ với mọi người.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: chọn đề bài, lập dàn ý cho bức thư.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái qua việc lựa chộn đối tượng gửi thư, thể hiện được tình thương yêu và sự quan tâm đối với mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).

- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV kiểm tra bài cũ: Em hãy lên bảng viết lại cấu tạo của một bức thư.

- GV mời HS lên bảng.

- GV nhận xét và củng cố:

Cấu tạo của bức thư

Địa điểm, thời gian viết thư

1. Lời chào

2.

+ Lời tự giới thiệu (nếu cần)

+ Lí do viết thư

3. Lời thăm hỏi

4. Thông tin về tình hình bản thân

5. Lời chúc

Chữ kí và tên của người gửi thư

- GV dẫn dắt vào bài: Trong tiết học trước, các em đã học về cấu tạo của một bức thư và trao đổi về những việc cần làm để viết một bức thư thăm hỏi. Dựa vào kết quả đó, hôm nay, cô (thầy) sẽ hướng dẫn các em thực hiện các việc sau:

- Chọn đối tượng gửi thư thăm hỏi.

- Nêu lí do viết thư thăm hỏi đối tượng đó.

- Nêu dàn ý cụ thể của bức thư.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm ý

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nắm được kiến thức.

- Tìm ý để chuẩn bị xây dựng dàn ý.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời một số HS đọc gợi ý ở BT 1. Cả lớp đọc thầm theo: Tìm ý cho một bức thư thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè, chủ bộ đội,.), gợi ý:

a) Em viết thư thăm hỏi ai?

b) Vì sao cần viết thư thăm hỏi?

c) Em sẽ viết gì?

+ Nêu lí do viết thư (nếu cần).

+ Chúc mừng hoặc chia sẻ.

+ Thăm hỏi tình hình (sức khoẻ, đời sống, việc làm, việc học,...).

+ Thông tin về tình hình của bản thân.

- GV dành thời gian cho HS suy nghĩ và trả lời CH của GV.

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1: HS tự trả lời dựa theo gợi ý, trả lời thật cụ thể:

Thăm hỏi người thân (VD: bố, mẹ ở xa nhà; ông, bà, cô, dì, chú, bác không sống cùng em).

Thăm hỏi thầy cô, bạn bè.

Thăm hỏi người khác (VD: chú bộ đội ở đảo Trường Sa, một bạn nhỏ mới đạt thành tích xuất sắc, một bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn,...).)

+ Câu 2: HS trả lời lí do cụ thể, gắn với đối tượng cụ thể, vì có xác định được lí do viết thư thì mới viết được nội dung giới thiệu, thăm hỏi,...

+ Câu 3: HS trả lời dựa theo gợi ý c trong SGK, phát biểu ý kiến.

Hoạt động 2: Lập dàn ý

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS ôn lại kiến thức.

- HS lập dàn ý.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: Dựa vào các ý đã ìm được qua BT1 và khung dàn ý ở BT2, viết dàn ý cụ thể cho bức thư theo đề đã chọn.

Hoạt động 3: Hoàn chỉnh dàn ý

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS lập dàn ý.

- HS hoàn thiện dàn ý của mình.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm đôi để hoàn chỉnh dàn ý.

- GV mời một vài HS trình bày dàn ý trước lớp, mời các HS khác nhận xét, góp ý.

- GV giúp các em hoàn chỉnh dàn ý.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học.

- GV nêu nhận xét về bài viếtđể cả lớp rút kinh nghiệm.

- HS chuẩn bị bài mới.

- HS lắng nghe, chuẩn bị.

- HS lên bảng.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS suy nghĩ.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

- HS hoạt động nhóm.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học