Giáo án Chọn đường lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc khoảng 80 – 85 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn nửa đầu học kì I.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (từ ngữ khó: dùi mài kinh sử, bảng vàng, tân khoa, thuốc Nam). Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài đọc: Bài đọc ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh không màng danh lợi, kiên trì đi theo con đường đã chọn: làm thuốc để chăm sóc sức khoẻ nhân dân..

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học:

- Biết bày tỏ sự yêu thích với những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

- Biết trân trọng những người chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

- Tranh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- GV nhắc lại một số quy ước cho HS về học Tiếng Việt.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV cho cả lớp cùng hát bài “Tập thể dục buổi sáng” để tạo không khí sôi động trước giờ học.

https://www.youtube.com/watch?v=VcXWebskM88

- GV nói lời giới thiệu chủ điểm và bài đọc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Tự luyện đọc theo hướng dẫn.

b. Tổ chức thực hiện

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó và những từ ngữ khác, nếu thấy cần thiết đối với HS địa phương. Giọng đọc toàn bài khoan thai, trang trọng, phủ hợp với văn bản kể chuyện và thể hiện sự trân trọng đối với danh y. Hai câu mở đầu đoạn 2 (Thế rồi, tai hoạ bỗng ập đến. Một bệnh lạ hoành hành dữ dội, giết chết bao mạng người.) đọc với giọng buồn, trầm lắng. Câu ở đoạn 3 (Ngay kì thi ấy, Bá Tĩnh có tên trên bảng vàng.) đọc với giọng vui mừng.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo hướng dẫn ở các bài học trước. Chú ý hướng dẫn HS nghỉ hơi, nhấn giọng đúng, có giọng đọc phù hợp với nội dung của câu văn, đoạn văn. Tuy nhiên, không nên làm HS cảm thấy bị gò bó, mất tự nhiên khi đọc. Việc đọc diễn cảm còn được tiếp tục sau khi HS trả lời các CH đọc hiểu.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn.

- Hiểu được nội dung của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện.

- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 5 CH. Cả lớp đọc thầm theo:

+ Câu 1. Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào?

+ Câu 2. Vì sao ông quyết định chọn con đường làm thuốc?

+ Câu 3. Vì sao Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kì thi tiến sĩ

+ Câu 4. Chi tiết nào cho thấy ông quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn

+ Câu 5. Em có suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh?

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài.

- GV mời HS báo cáo kết quả bằng cách thực hiện trò chơi phỏng vấn, các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

* GV bổ sung thông tin: Danh y Tuệ Tĩnh được coi là ông Tổ cỉa ngành thuốc Nam. Tên của ông được dùng để đặt cho một bệnh việc lớn ở Hà Nội và nhiều đường phố ở các đô thị trong nước.

Hoạt động 3: Đọc nâng cao

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại lưu ý khi đọc bài; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời một số HS đọc diễn cảm nối tiếp từng đoạn trong bài đọc, tổ chức trò chơi để tăng tính hấp dẫn của phần Luyện đọc lại. VD, đánh số 5 đoạn, một HS đọc một đoạn và “truyền điện” để chỉ định bạn tiếp theo đọc 1 đoạn bất kì.

- GV hướng dẫn HS điều chỉnh cách đọc khi HS nghỉ hơi, nhấn giọng không đúng hoặc có giọng đọc không phù hợp với nội dung câu, đoạn. VD, khi đọc đoạn 3, GV chỉ cần chiếu lên bảng một số câu, nếu thấy nhiều HS đọc chưa đúng:

+ Hướng dẫn cách nhấn giọng (phát âm kéo dài, nhấn mạnh vào từ ngữ in đậm): Bá Tĩnh được tin năm sau vua mở khoa thi tiến sĩ. Cảm thấy nếu đỗ đạt cao, có uy tín thì con đường làm thuốc sẽ dễ dàng hơn, Bá Tĩnh quyết định đi thi. Ngay kì thi ấy, Bá Tĩnh có tên trên bảng vàng.

+ Hướng dẫn cách nhấn giọng và thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung câu, đoạn:

Ngày các tân khoa vào chầu vua, nhà vua hỏi ông: (Giọng khoan thai, trang trọng) – Trẫm nghe nói khanh đã dày công thu góp được nhiều phương thuốc hay. Trẫm muốn cho khanh làm ngự y. Ý khanh thế nào? (Giọng khoan thai, ân cần)

- Muôn tâu Hoàng thượng – Bá Tĩnh đáp – được Hoàng thượng giao cho việc lớn, thần xin tạ ơn. Nhưng thần tài hèn sức mọn, lại chuyên làm thuốc Nam, e chỉ hợp trị bệnh cho dân thường thôi. (Giọng lễ độ, khiêm tốn)

Đức vua không quở trách mà rất hài lòng (Giọng vui vẻ)

- Khanh chăm lo cho thần dân của trẫm cũng là lo cho trẫm rồi (Giọng khoan thai, vui vẻ).

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương những HS học tốt.

- Khuyến khích HS tìm đọc những bài viết về chủ điểm.

- HS cùng hát.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vafao bafai mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS thảo luận nhóm.

- HS báo cáo kết quả:

(1)

+ HS1: Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào?

+ HS 2: Ông mồ côi cha mẹ từ năm lên sáu; được một vị hoà thượng nuôi, cho ăn học.

(2)

+ HS 2: Vì sao ông quyết định chọn con đường làm thuốc?

+ HS1: Một bệnh dịch làm chết nhiều người khiến ông thấy việc thi cử không có ý nghĩa bằng làm thuốc để cứu người.

(3)

+ HS1: Vì sao Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kì thị tiến sĩ?

+ HS2: Ông vẫn đi thi vì cảm thấy nếu đỗ đạt cao, có uy tín thì con đường làm thuốc sẽ dễ dàng hơn.

(4)

+ HS2: Chi tiết nào cho thấy ông quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn?

+ HS1: Ông không làm quan ngự y mà tiếp tục nghiên cứu thuốc Nam để chữa bệnh cho người dân.

(5)

+ HS1: Em có suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh?

HS 2: phát biểu suy nghĩ dựa trên gợi ý của GV, VD: Danh y Tuệ Tĩnh là người có công lớn đối với nhân dân./ Danh y Tuệ Tĩnh là người vừa có đức vừa có tài./ Danh y Tuệ Tĩnh chọn con đường làm thuốc vì có lòng thương yêu mọi người./

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học