Giáo án Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích (trang 107) lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Tìm và sắp xếp được các ý để viết đoạn văn về một câu chuyện yêu thích.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập, chọn chi tiết, lời nói tiêu biểu thể hiện nội dung cuộc trò chuyện giữa các nhân vật/ thể hiện thái độ, suy nghĩ của nhân vật; viết đoạn văn.

- Năng lực sáng tạo: biết vận dụng những điều đã học để tìm ý, sắp xếp cho bài viết một đoạn văn.

Năng lực văn học:

- Chọn được những chi tiết tiêu biểu và sắp xếp các ý theo trật tự phù hợp để viết đoạn văn về câu chuyện người có tài năng.

3. Phẩm chất

- Yêu quý, trận trọng những người có tài .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).

- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS kể tên một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học, đã nghe hoặc đã nghe kể.

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và gợi ý: Yết Kiêu, Cao Bá Quát,...

- GV đặt câu hỏi cho HS: Các nhân vật bạn vừa kể tên có điểm gì giống nhau?

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và chốt nội dung: Đều là người tài năng và sử dụng tài năng để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

- GV dẫn dắt và giới thiệu vào bài mới: Hôm nay chúng ta cùng tập viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học, đã đọc và đã nghe kể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm ý

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Hiểu được yêu cầu đề bài.

- Tìm ý cho bài văn.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề và gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo: Tìm ý và sắp xếp ý để viết đoạn văn theo đề bài sau: Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể. Cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.

- GV dựa vào CH gợi ý trong SGK đặt CH để làm mẫu với 1 HS:

* VD với bài viết về Yết Kiêu:

+ Em viết về ai?

+ Người đó tài giỏi như thế nào?

+ Tính cách của nhân vật đó có gì nổi bật?

+ Nhân vật đó đã đóng góp tài năng của mình cho xã hội như thế nào?

+ Em muốn nói gì hoặc làm gì sau khi biết về nhân vật đó.

- GV tổ chức cho HS trao đổi theo kĩ thuật ổ bi về những điều mình sẽ viết theo cách hỏi như trên.

- GV theo dõi, hướng dẫn các em trao đổi và gợi ý đáp án:

+ Em sẽ viết về Yết Kiêu.

+ Yết Kiêu có tài bơi lặn. Ông lặn xuống biển như đi trên đất liền, sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.

+ Yết Kiêu là người yêu nước. Khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm, ông đã đến xin nhà vua cho đi đánh giặc chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt. Ông cũng rất khôn ngoan và nhanh trí. Khi bị giặc bắt, ông và đầu hàng rồi nhân cơ hội giặc không để ý, ông nhảy xuống nước thoát thân.

+ Bằng tài năng của mình, Yết Kiêu đã làm đắm không biết bao nhiêu tàu thuyền của giặc khiến chúng vô cùng sợ hãi. Bị thiệt hại khả nặng, lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn nên quân giặc phải quay tàu trở về, không dám quấy nhiễu nữa.

+ Em rất khâm phục Yết Kiêu. Yết Kiêu đã dạy em bài học về việc rèn luyện sức khoẻ bản thân, nỗ lực, kiên trì làm giỏi công việc của chính mình cũng chính là yêu nước.

- GV tổ chức cho HS nói trước lớp điều mình nghe được từ bạn về nhân vật bạn định viết. HS có thể bổ sung ý kiến của mình để bài viết của bạn hay hơn.

Hoạt động 2: Sắp xếp ý

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được yêu cầu.

- HS sắp xếp ý để chuẩn bị viết bài.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân:

+ Viết các ý lớn và một số chi tiết tiêu biểu cụ thể hoá nội dung mỗi ý lớn.

+ Sắp xếp các ý, các chi tiết (nối, đánh số thứ tự).

+ Thêm / bớt / thay các ý lớn hoặc chi tiết.

+ Đọc lại và hoàn thiện dàn ý.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS.

- HS làm việc nhóm đôi, thảo luận với nhau về dàn ý vừa lập.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp về dàn ý của mình. Các HS khác nhận xét bài làm của bạn.

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện tìm ý và lập dàn ý.

- GV chuẩn bị cho Bài viết 3.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS xác định yêu cầu BT.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS trao đổi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chia sẻ.

- HS làm việc cá nhân.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS hoạt động nhóm.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học