Giáo án Tiết 3, 4 (trang 136, 137, 138) lớp 4 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả được học: nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc.... Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. Đọc thầm, đọc lướt nhanh hơn lớp 3. Biết sử dụng từ điển học sinh để tìm từ và nghĩa của tủ ngữ trong bài đọc. Biết ghi vào phiếu đọc sách (hoặc sổ tay, vở ghi chép) những chi tiết, nội dung hữu ích cho mình.
- Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính, những thông tin chính của bài đọc, hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý, hướng dẫn). Biết tóm tắt văn bản, nêu được chủ đề của văn bản (vấn đề chủ yếu mà tác giả muốn nêu ra trong văn bản).
- Nhận biết được đặc điểm, tính cách của nhân vật thể hiện qua các từ ngữ miêu tả hình dáng, điệu bộ, hành động.... Nhận biết mối quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô. Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại của các nhân vật trong văn bản truyện hoặc kịch. Hiểu tác dụng của biện pháp nhân hoá.
- Nêu được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về nội dung, ý nghĩa của văn bản, biết giải thích vì sao mình yêu thích văn bản, ý nghĩa của văn bản đối với bản thân hay cộng đồng, nêu được cách ứng xử của bản thân khi gặp tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong văn bản.
- Đọc hiểu văn bản thông tin: Nhận biết được những thông tin chính của văn bản. Tóm tắt được văn bản đã đọc. Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông tin thông dụng, đơn giản (văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện công việc hoặc cách làm cách sử dụng một sản phẩm; thư, đơn, báo cáo công việc). Nhận biết bố cục của văn bản: phần đầu, phần giữa (phần chính), phần cuối. Nhận biết được thông tin của văn bản qua hình ảnh, số liệu... Nêu được vấn đề gợi ra từ văn bản có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng.
- Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết. Viết được bài văn miêu tả con vật hoặc miêu tả cây cối.Viết được bài văn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc... Bước đầu biết viết theo các bước: xác định nội dung viết; quan sát và tìm tư liệu để tìm ý và lập dàn ý; viết được đoạn văn/ bài văn theo dàn ý đã lập; chỉnh sửa bài văn/ đoạn văn (về bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
- Biết nói theo đề tài phù hợp chủ điểm được học: nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và để tài, thể hiện được thái độ tự tin, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ để tăng hiệu quả giao tiếp (có thể kết hợp sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, sơ đồ...). Kể lại được sự việc đã tham gia và biết chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó. Trình bày những lí lẽ để củng cố một ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống. Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện, bước đầu kết hợp nghe và ghi lại những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến của người khác. Biết tuân thủ quy tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề trao đổi, thảo luận. Biết đóng góp ý kiến trong quá trình trao đổi thảo luận.
- Nhận biết được quy tắc viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức. Nhận biết công dụng của từ điển, biết cách tìm tủ và nghĩa của từ trong từ điển. Bước đầu hiểu nghĩa của một số thành ngữ đơn giản và nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện trong bài học. Nhận biết câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu. Biết sử dụng đầu gạch ngang dấu gạch nối.... Nhận biết đặc điểm và hiểu tác dụng của biện pháp nhân hoá. Nhận biết được câu chủ đề của đoạn văn, cấu trúc của văn bản.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
- Bồi dưỡng trách nhiệm bảo vệ nền hòa bình thế giới.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập, đề kiểm tra.
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 3 - 4 | |
Hoạt động 1: Nghe – viết. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nghe – viết chính tả b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu nghe – viết. - GV đọc 1 lần đoạn văn sẽ viết chính tả cho HS nghe. - GV hướng dẫn HS đọc thầm lại toàn đoạn để nắm được: + Những chữ nào cần viết hoa. + Những tiếng khó hoặc những tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. - GV đọc từng câu cụm từ cho HS viết vào vở. - GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lại bài viết. Sau đó, HS đổi vở cho nhau (theo cặp) để soát lỗi, nhận xét, góp ý. - GV chữa một số bài viết cụ thể. Trong khi chữa, có thể nhắc lại các quy tắc viết hoa. VD: Tô Hoài, Nguyễn Sen cần viết hoa vì đây là tên riêng Hoạt động 2: Tìm công dụng của mỗi dấu câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm công dụng của mỗi dấu câu. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Tìm công dụng của mỗi dấu câu - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV chốt đáp án: + Dấu gạch ngang: Đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê. + Con cóc (cụ giáo cóc đã thôi nghiền răng vì bớt hẳn bệnh nhức xương). + Dấu hai chấm: Báo hiệu phần giải thích, liệt kê. + Cây (chẳng mỏi lưng, xếp hàng, cười). + Dấu ngoặc kép: Đánh dấu tên một tác phẩm, tài liệu. + Dấu ngoặc đơn: Đánh dấu phần chú thích. Hoạt động 3: Chọn dấu ngoặc kép, dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang thay cho bông hoa trong đoạn văn dưới đây: a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định dấu câu phù hợp. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Chọn dấu ngoặc kép, dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang thay cho bông hoa trong đoạn văn dưới đây: - GV mời 1 HS đọc đoạn văn SGK tr.137. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Trong cuốn sách "Những bức thư giải Nhất Việt Nam”, có nhiều bức thư xúc động về những chủ đề khác nhau như: - Thư gửi cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình. - Thư gửi cho một người mà tôi ngưỡng mộ nhất, - Thư gửi cho một bạn nhỏ không nhà. Hoạt động 4: Thêm trạng ngữ để bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm hoặc mục đích, nguyên nhân,… cho các câu dưới đây a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thêm trạng ngữ cho phù hợp. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 4: Thêm trạng ngữ để bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm hoặc mục đích, nguyên nhân,… cho các câu dưới đây: - GV mời 1 HS đọc to các câu văn SGK tr.137. - GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: |
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS viết bài. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS làm việc theo cặp. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS đọc bài. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS phát biểu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS đọc bài. - HS trả lời. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4