Giáo án Tập đọc: Trăng ơi... từ đâu đến? (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy, rõ ràng, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng 3, 4 khổ thơ trong bài.

3. Thái độ

- HS có tình cảm yêu mến các cảnh đẹp của quê hương, đất nước

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV:  + Tranh minh hoạ bài tập đọc  (phóng to nếu có điều kiện). 

           + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

+ Bạn hãy đọc bài tập đọc Đường đi Sa Pa

+ Học thuộc lòng đoạn văn cuối bài

+ Nêu nội dung bài tập đọc ?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ 1 HS đọc

+ 1 HS đọc thuộc lòng

+ Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ, bước đầu biết ngắt nghỉ giữa các câu thơ

* Cách tiến hành: 

- Gọi 1 HS     đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS:  Toàn bài cần đọc cả bài với giọng thiết tha, tình cảm. Đọc câu Trăng ơi … từ đâu đến? Với giọng hỏingạc nhiên, ngưỡng mộ; đọc chậm rãi, tha thiết, trải dài ở khổ cuối. Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: từ đâu đến, hồng như, tròn như, hay, soi, soi vàng, sáng hơn.

- GV chốt vị trí các đoạn:



- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 


- Giải nghĩa từ "lửng lơ": Ở nửa chừng, không cao cũng không thấp.


- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm


- Lắng nghe



- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

(Mỗi khổ thơ là một đoạn)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (lửng lơ, diệu kì, chớp mi, hú,  nơi nào,...)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)→ Cá nhân (M1)→ Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3. Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu:  Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 


+ Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?



+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?




+ Trong mỗi khổ thơ, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì? Những ai?

+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?



*Hãy nêu nội dung của bài thơ.


* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài. 

- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài

- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT

* Trăng được so sánh với quả chín:

Trăng hồng như quả chín

* Trăng được so sánh như mắt cá:

Trăng tròn như mắt cá.

* Tác giả nghĩa trăng đến từ cánh đồng vì trăng hồng như một quả chín treo lửng lơ trước nhà.

* Trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi. 

* Vầng trăng gắn với đối tượng cụ thể đó là: sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân ......

* Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước. Tác giả cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.

Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng, đây là phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng- vầng trăng dưới con mắt trẻ thơ.

4. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được một số khổ thơ của bài. Học thuộc lòng 3 - 4 khổ thơ

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

-  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật

- Yêu cầu đọc diễn cảm  2 đoạn thơ bất kì của bài



- Tổ chức thi học thuộc lòng ngay tại lớp

- GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Liên hệ, giáo dục HS  biết yêu quý và trân trọng vẻ đẹp của quê hương, đất nước

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm

+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm

+ Cử đại diện đọc trước lớp

-  Bình chọn nhóm đọc hay.

- HS thi đua học thuộc lòng


- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài

- Tìm hiểu về nhà thơ Trần Đăng Khoa và các bài thơ của ông trong chương trình Tiểu học

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học