Giáo án Tiết 4 (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm (BT1, BT2).

2. Kĩ năng:

- Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT3).

3. Thái độ

- GD cho HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: + Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 2.

     + Bảng phụ/ phiếu nhóm viết nội dung BT3a, b, c.

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(2p)


- Gv dẫn vào bài.

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Thực hành (35 p)

* Mục tiêu: Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm (BT1, BT2).

Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT3).

* Cách tiến hành: 

* Bài tập 1 + 2:     

- GV giao việc: Sau khi các nhóm nhận bảng mẫu, mỗi nhóm mở SGK tìm lại lời giải các BT trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vào các cột tương ứng. Mỗi nhóm chỉ làm một chủ điểm.


- GV có thể yêu cầu HS giải thích lại một số từ ngữ khó, đặt câu với từ ngữ hoặc nêu tình huống sử dụng câu thành ngữ, tục ngữ







































* Bài tập 3:

- Cho HS đọc yêu cầu BT.


- Yêu cầu HS giải thích tại sao lại điền từ ngữ đó.



- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; khen ngợi/ động viên



3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Nhóm 4 – Lớp

Chủ điểm: Người ta là hoa đất

* Từ ngữ

- Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.

- Những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn.

- Những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, , chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí …

* Thành ngữ, tục ngữ:

- Người ta là hoa đất.

-                  Nước lã mà và nên hồ

 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

- Chuông có đánh mới kêu

  Đèn có khêu mới rạng.

- Khỏe như vâm (như voi, như trâu, như hùm, như beo).

- Nhanh như cắt (như gió, chóp, sóc, điện).

-                Ăn được, ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo

Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu:

* Từ ngữ:

- Đẹp, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, tha thướt …

- Thuỳ mị, dịu dàng, hiền diệu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân thành, chân thực, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, lịch sự , tế nhị, nết na, khẳng khái, khí khái …

- Tươi đẹp, sặc sỡ huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng.

- Xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng.

- Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, là tưởng tượng được, như tiên …

*Thành ngữ, tục ngữ:

- Mặt tươi như hoa.

- Đẹp người đẹp nết.

- Chữ như gà bới.

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

-    Người thanh tiếng nói cũng thanh.

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

- Cái nết đánh chết cái đẹp

- Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo cỗ lồng mới ngon.

Chủ điểm: Những người quả cảm.

* Từ ngữ:

- Gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, quả cảm, nhát, nhút nhát, e lệ, nhát gan, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược …

- Tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm xông lên, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật.

* Thành ngữ, tuc ngữ:

- Vào sinh ra tử.

- Gan vàng dạ sắt.

Nhóm 2 – Lớp

- HS trình bày 3 ý đã làm trên bảng phụ.

a) - Một người tài đức vẹn toàn.

- Nét trạm trổ tài hoa.

  - Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.

b) - Ghi nhiều bàn thắng đẹp nhất.

- Một ngày đẹp trời.

- Những kĩ niệm đẹp đẽ.

 c) - Một dũng sĩ diệt xe tăng.

 - Có dũng khí đấu tranh.

 - Dũng cảm nhận khuyết điểm.

- Sử dụng đúng từ ngữ khi viết câu

- Lấy VD về biểu hiện dũng cảm nhận khuyết điểm

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học