Giáo án (Luyện từ và câu) Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn lớp 4 - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận diện và biết cách sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có vị ngữ theo yêu cầu, xác định vị ngữ trong câu,…).

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho cả lớp ôn lại khái niệm về trạng ngữ bằng cách đặt câu hỏi:

+ Trạng ngữ là gì?

+ Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi nào?

+ Trạng ngữ thường nằm ở đâu trong câu?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT1.

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi, xác định trạng ngữ trong mỗi câu và xếp các câu vào nhóm thích hợp.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án BT1:

a. 1: Tinh mơ; 2: Một tháng nữa; 3: Trong vòm lá; 4: Tối nay, đúng 8 giờ; 5: Ven đường; 6: Dọc triền đê.

b. Nhóm câu có trạng ngữ bổ sung ý chỉ thời gian: 1, 2, 4; nhóm câu có trạng ngữ bổ sung ý chỉ nơi chốn: 3, 5, 6.

c.

Câu

Đặt câu hỏi

1

Khi nào mọi người đã ra đồng?

2

Bao giờ chúng em được nghỉ hè?

3

Mấy chú chim trò chuyện ríu rít ở đâu?

4

Khi nào buổi biểu diễn bắt đầu?

5

Mọi người đứng chen chúc cổ vũ cho hai đội đua ở đâu?

6

Đám trẻ cưỡi trâu thong thả ra về ở đâu?

- GV rút ra những điều cần ghi nhớ về trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn cho HS.

Hoạt động 2: Chọn trạng ngữ phù hợp

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chọn được trạng ngữ phù hợp.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của BT2: Thay bông hoa trong đoạn văn đã cho bằng một trạng ngữ phù hợp.

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi, làm bài vào VBT.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Dưới mặt đất → Trên các vòm lá dày ướt đẫm → Xa xa → Sau trận mưa rả rích.

Hoạt động 3: Đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của BT3: Viết 2 – 3 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn dựa vào hình gợi ý

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Trạng ngữ là thành phần phụ bổ sung cho câu ý chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,…

+ Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì?,…

+ Trạng ngữ thường đứng đầu câu, ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu phẩy.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS xác định yêu cầu BT1.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS làm bài vào VBT.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS xác định yêu cầu BT3.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học