Giáo án Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi (mới, chuẩn nhất) - Giáo án Tiếng Việt lớp 4

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mỗi bộ sách bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2)

2. Kĩ năng

- Phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3);

- Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).

3. Thái độ

- HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, chơi các đồ chơi an toàn và tham gia các trò chơi lành mạnh có lợi cho sức khoẻ.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: + Tranh minh họa các trò chơi trang 147- 148 SGK (phóng to)

      + Bảng nhóm

- HS: vở BT, bút, ...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (3p)


+ Đặt câu hỏi để thể hiện sự khen ngợi?

+ Đặt câu hỏi để thể hiện thái độ chê trách?

+ Đặt câu hỏi để thể hiện sự khẳng định?

+ Đặt câu hỏi để thể hiện sự mong muốn?

- GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Cái áo này đẹp chứ nhỉ?

+ Sao cậu hay mắc lỗi thế?

+ Đi biển cũng thích chứ sao?

+ Chị làm giúp em bài tập này được không?

2. Hoạt động thực hành:(30p)

* Mục tiêu: - Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2)

- Phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); 

- Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp

Bài 1: Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh.

- Yc HS quan sát tranh cùng trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 làm bài.













+ Liên hệ: Em đã chơi đồ chơi nào và tham gia những trò chơi nào trong các đồ chơi và trò chơi vừa nêu?

+ Em đã giữ gìn đồ chơi như thế nào?

Bài 2. Tìm thêm các từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác.


- Nhận xét, chốt đáp án.








- KL: Những đồ chơi, trò chơi các em vừa kể trên có cả đồ chơi, trò chơi riêng bạn nam thích hoặc riêng bạn nữ thích: cũng có những trò chơi phù hợp với cả bạn nam và bạn nữ.

Bài 3:

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.


* Giúp đỡ hs M1+M2

- Giáo dục HS chơi những trò chơi, đồ chơi có ích, tránh xa các đồ chơi, trò chơi có hại

Bài 4

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Gọi HS nêu các từ ngữ thể hiện thái độ, tình cảm của con người khi tham gia các trò chơi

- Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi. 


3. Hoạt động ứng dụng(1p)

4. Hoạt động sáng tạo(1p)

Nhóm 4 - Chia sẻ lớp

Đáp án:

+ Tranh 1: đồ chơi: diều/trò chơi: thả diều

+ Tranh 2: đồ chơi: đầu sư tử, đèn ông sao, đàn gió./Trò chơi: múa sư tử, rước đèn.

+ Tranh 3: đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ nấu bếp/Trò chơi: nhảy dây, cho búp bê ăn bột xếp hình nhà cửa, thổi cơm.

+ Tranh 4: đồ chơi: ti vi, vật liệu xây dựng/Trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình.

+ Tranh 5: Đồ chơi: dây thừng, cái ná./Trò chơi: kéo co, bắn.

+ Tranh 6: Đồ chơi: khăn bịt mắt.

             Trò chơi: bịt mắt bắt dê.


- HS liên hệ

Nhóm 2 – Lớp

Đồ chơi: bóng – quả cầu – kiếm – quân cờ – đu – cầu trượt – đồ hàng – các viên sỏi – que chuyền – mảnh sành – bi – viên đá – lỗ tròn – đồ dựng lều – chai – vòng – tàu hỏa – máy bay – mô tô con – ngựa ……

Trò chơi: đá bóng – đá cầu – đấu kiếm – cờ tướng – đu quay – cầu trượt – bày cỗ trong đêm Trung thu – chơi ô ăn quan – chơi chuyền – nhảy lò cò – chơi bi – đánh đáo – cắm trại – trồng nụ hoa hồng – ném vòng vào cổ chai – tàu hỏa trên không – đua mô tô trên sàn quay – cưỡi ngựa ……


- Lắng nghe


Nhóm 2 – Lớp

 Đáp án:

a) Trò chơi bạn trai thường thích: đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng, lái máy bay trên không, lái mô tô……

- Trò chơi bạn gái thường thích: búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, trồng nụ, trồng hoa, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ đêm trung thu …

- Trò chơi cả bạn trai, bạn gái thường thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt mắt dê, cầu trượt …

b) Những đồ chơi, trò chơi có ích và có lợi của chúng khi chơi: 

- Thả diều (thú vị, khỏe), Rước đèn ông sao (vui),  Bày cỗ trong đêm trung thu (vui, rèn khéo tay), Chơi búp bê (rèn tính chu đáo, dịu dàng), Nhảy dây (nhanh, khỏe), Trồng nụ     trồng hoa (vui khỏe), Trò chơi điện tự (rèn trí thông minh), xếp hình (rèn trí thông minh).. .

- Chơi các trò chơi ấy, nếu ham chơi quá, quên ăn, quên ngủ, quên học, thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập.  Chơi điện tử nhiều sẽ hại mắt. 

c) Những đồ chơi, trò chơi có hại và tác hại của chúng: 

- Súng phun nước (làm ướt người khác) Đấu kiếm (dễ làm cho nhau bị thương không giống như môn thể thao đấu kiếm có mũ và mặt nạ để bảo vệ, đấu kiếm không nhọn). Súng cao su (giết hại chim, phá hại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ tay bắn vào người). 

Cá nhân – Lớp

- Các từ ngữ thể hiện thái độ, tình cảm của con người khi tham gia các trò chơi: Say mê, hăng say, thú vị, hào hứng thích, ham thích, đam mê, say sưa

VD:

- Em rất hào hứng khi chơi đá bóng. 

- Hùng rất ham thích thả diều. 

- Em gái em rất thích chơi đu quay. 

- Cường rất say mê điện tử. 

- Ghi nhớ tên các đồ chơi và trò chơi

- Mô tả cách chơi 1 trò chơi mà em thích

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt 4 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng việt lớp 4 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học