Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về dấu gạch ngang - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang, biết sử dụng đẩu gạch ngang trong văn cảnh cụ thể. Viết được câu có sử dụng dấu gạch ngang với công dụng đã học.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang).

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định công dụng của dấu gạch ngang.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi đoạn dưới đây và đoạn đoạn văn.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Trong đoạn a, có 5 đầu gạch ngang đặt ở đầu dòng được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê:

Giải thưởng Nô-ben Vật lí, Giải thưởng Nô-ben Hóa học.

Tiến sĩ khoa học Vật lí xuất sắc.

Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Chính phủ Pháp.

Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp.

+ GV trình chiếu ảnh chụp nhà bác học Ma-ri Quy-ri.

Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về dấu gạch ngang | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

+ GV giới thiệu về nhà bác học Ma-ri Quy-ri:

Bà sinh năm 1867, mất năm 1934.

Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nô-ben, người đầu tiên và là người phụ nữ duy nhất vinh dự giành được hai giải Nô-ben trong hai lĩnh vực khác nhau ( Vật lí và Hoá học).

Ma-ri Quy-ri là nữ giảng viên đại học đầu tiên tại Đại học Paris – Pháp.

+ Trong đoạn b, có một dấu gạch ngang để nối các từ ngữ trong một liên danh (Việt – Pháp).

Hoạt động 2: Dấu câu nào có thể thay thế cho các bông hoa trong đoạn văn? Nêu công dụng của dấu câu đó.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu được công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Dấu câu nào có thể thay thế cho các bông hoa trong đoạn văn? Nêu công dụng của dấu câu đó.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV chốt lại:

+ Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám. Thầy hỏi:

– Con tên là gì?

– Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! – Cậu bé lễ phép.

– Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?

– Thưa thầy, con thích đi học ạ!

Thầy giáo gật gù

– Thế thì được!

Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.

Công dụng của dấu gạch ngang là đánh dấu lời nói của nhân vật.

+ Từ khi thành lập đến nay, Hội hữu nghị Việt – Pháp đã hỗ trợ làm cầu nối cho sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hoá – thể thao,.. giữa các tổ chức và cá nhân của Việt Nam với đối tác Pháp.

Công dụng của dấu gạch ngang là nối các từ ngữ trong một liên danh.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học