Giáo án Nếu chúng mình có phép lạ lớp 4 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, mơ ước của bạn nhỏ.

- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, mơ ước của bạn nhỏ.

- Biết trận trọng ước mơ của bản thân, bạn bè và những người xung quanh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng ước mơ, niềm đam mê, trí tưởng tượng phong phú đồng thời trân trọng, tôn trọng ước mơ của mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, bài thơ về ước mơ của em và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Cánh chim nhỏ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu nhận xét của em về việc làm của cậu bé mơ ước biết bay.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS trao đổi Nếu có một phép lạ, em muốn dùng phép lạ đó để làm gì?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.132, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Giáo án Nếu chúng mình có phép lạ lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

- GV dẫn dắt vào bài đọc: Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ là ước mơ có phép lạ của bạn nhỏ. Đó có thể là những ước mơ bình dị, nhưng cũng có thể là những ước mơ lớn lao. Nhưng tất cả những ước mơ ấy đều là những mong muốn đẹp đẽ cho các bạn thân yêu của mình, cho loài người nói chung.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Nếu chúng mình có phép lạ với giọng đọc diễn cảm.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai, đọc diễn cảm những từ thể hiện ước mơ, cảm xúc.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc phần Từ ngữ SGK tr.132:

+ Bom: vũ khí, vỏ kim loại, chứa chất nổ, gây sát thương, thường do máy bay thả xuống.

+ Thuốc nổ: chất có khả năng phá hoại và sát thương bằng sức ép của nó khi bị gây nổ.

- GV đọc diễn cảm, nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện ước mơ, cảm xúc của bạn nhỏ.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: phép lạ, nảy mầm, ngọt lành, người lớn, lặn, lái máy bay, thuốc nổ,...

+ Đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc nhấn giọng vào những từ ngữ chỉ ước mơ, cảm xúc của bạn nhỏ.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, mỗi HS đọc tiếp nối, luân phiên đến hết bài.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 2 - 5 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ ngữ chưa hiểu.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Nếu chúng mình có phép lạ.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Nếu có phép lạ, bạn nhỏ ước những điều gì?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

+ GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bạn nhỏ đã ước: cây nhiều quả chín, lớn nhanh, lặn xuống biển, lái máy bay không còn mùa đông, hoa trái bom thành trái ngon, không còn chiến tranh,...

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Theo em, hai điều ước "không còn mùa đông” và “hoá trái bom thành trải ngon" có ý nghĩa gì?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.

+ GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

+ GV chốt đáp án:

Ước “không còn mùa đông” có nghĩa là ước thời tiết dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những hiểm hoạ tự nhiên đe doạ cuộc sống của con người.

Ước “hoả trái bom thành trái ngon” có nghĩa là ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh để mọi người được sống yên vui.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3:Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, khích lệ HS giải thích hợp lý.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4:Việc lặp lại hai lần câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” ở cuối bài thơ nói lên điều gì?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV khen ngợi những HS có ý kiến hay, trình bày rõ ràng, rành mạch.

+ GV gợi ý đáp án: Việc lặp lại hai lần câu thơ nói lên mong ước có phép lạ một cách tha thiết, mãnh liệt để có thể làm gì đó cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe và đọc thầm theo.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo cặp

- HS làm việc các nhân.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học