Giáo án Em tuổi gì? lớp 4 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc chính xác tên các năm âm lịch và tên con vật tương ứng.

- Nói rõ ràng, truyền cảm về con giáp biểu tượng của năm nay hoặc năm sinh của bản thân; giới thiệu và bình chọn được sản phẩm viết sáng tạo của nhóm (hoặc cá nhân).

- Viết được đoạn văn (đoạn thơ) về con giáp yêu thích hoặc con giáp là tuổi của mình.

- Biết lựa chọn tranh, ảnh hoặc vẽ trang trí phù hợp nội dung bài viết.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Thực hiện được hoạt động nhóm, lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện hoạt động viết và trang trí bài viết.

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu về năm âm lịch và các con vật biểu tượng của năm.

Năng lực văn học:

- Biết thể hiện cảm xúc khi đọc, nói, viết về tuổi và các con giáp.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng các phẩm chất tự tin, nhân ái (yêu các con vật).

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.

2. Hình thức tổ chức dạy học

- Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 4, tập một.

- Tranh 12 con giáp phóng to.

- Giấy A0, A4, giấy có dòng kẻ ô li.

- Máy tính, máy chiếu.

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4, tập một.

- Tranh (ảnh) con vật biểu tượng của năm hoặc tuổi của HS.

- Kéo, hồ dán, giấy màu, bút màu.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài học:

Tuần trước, các em đã làm quen với một bạn nhỏ trong bài thơ “Tuổi Ngựa” của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bạn nhỏ tuổi Ngựa thích đi đó đi đây nhưng vẫn luôn nhớ mẹ, yêu mẹ. Còn các em tuổi gì, tuổi ấy đáng yêu như thế nào? Trong bài Góc sáng tạo “Em tuổi gì?” hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với tên các năm âm lịch và nói, viết về các năm, các tuổi ấy nhé. Mong chúng ta sẽ có một tiết học vui, bổ ích và sáng tạo.

- GV ghi tên bài học: Góc sáng tạo “Em tuổi gì?”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc tên và cho biết mỗi con giáp tượng trưng cho con vật nào (BT1)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được mỗi con giáp tượng trưng cho con vật nào.

b. Cách tiến hành

- GV sử dụng SGK để tổ chức hoạt động Khởi động: yêu cầu HS đọc và nắm yêu cầu của BT1. GV bổ sung: Đây là tên những con vật rất quen thuộc đối với người Việt Nam ta.

- GV tổ chức trò chơi “đọc – nói truyền điện”: Cho HS đọc tên các năm âm lịch và nói nhanh tên các con vật tương ứng.

- GV treo tranh lên bảng (hoặc sử dụng slide trình chiếu tranh 12 con giáp); yêu cầu HS đọc to cả 12 năm và tên 12 con vật biểu tượng trước lớp.

Hoạt động 2: Trao đổi về con giáp (BT2)

Nhiệm vụ 1: Nói về con giáp mà em thích (ý a)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nói được về một con giáp mà mình thích.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS đọc BT2 trong SGK và tìm hiểu yêu cầu của đề bài.

- GV cho HS hoạt động nhóm (mỗi nhóm khoảng 5 em): Hướng dẫn HS trao đổi với nhau về con giáp mà em thích.

+ Em thích con giáp nào? Vì sao?

- GV có thể mở rộng hỏi về con giáp của năm nay: Con giáp năm nay là con giáp gì? Ưu điểm của con giáp năm nay là gì?

(Ví dụ: Với năm Sửu, HS có thể trả lời: “Năm nay là năm Sửu. Con vật biểu tượng của năm nay là con trâu. Con trâu là con vật khoẻ mạnh, hiền lành, cần cù lao động. Con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân, góp phần đem lại cuộc sống ấm no.”)

Nhiệm vụ 2: Nói về con giáp là tuổi của em (ý b)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ giới thiệu được về con giáp là tuổi của mình.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS nhắc lại yêu cầu b của BT2:

+ Em sinh năm nào?

+ Em thích con giáp là tuổi của em ở những điểm nào?

- GV tổ chức hoạt động trao đổi theo cặp: 2 HS nói chuyện với nhau về năm sinh, con giáp biểu tượng của mình.

Ví dụ:

+ Em sinh năm 2012, theo âm lịch là năm Thìn – năm con Rồng.

+ Con rồng là con vật tưởng tượng của người dân Việt Nam. Vì coi mình là “con Rồng cháu Tiên”, người Việt coi rồng là con vật cao quý, linh thiêng nhưng cũng gần gũi với con người, nó uốn lượn trên những tầng mây, có thể làm mưa cho vạn vật, cây cối tốt tươi. Em thích những đặc điểm trên của con rồng.

- GV hướng dẫn HS nói về những điểm tích cực của những con giáp này. Ví dụ:

+ Con chuột nhanh nhẹn, khôn ngoan, đứng đầu các con giáp.

+ Con trâu khoẻ mạnh, hiền lành, chăm chỉ.

+ Con hổ khoẻ mạnh, là chúa sơn lâm.

+ Con mèo nhanh nhẹn, đáng yêu.

+ Con rồng biết bay, biết làm mưa, tượng trưng cho vua.

+ Con rắn kiên nhẫn, linh lợi.

+ Con ngựa nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, trung thành.

+ Con dê hiền lành, nhanh nhẹn.

+ Con khỉ thông minh, nhanh nhẹn.

+ Con gà hiền lành, chăm chỉ, gọi em dậy mỗi sáng.

+ Con chó thông minh, trung thành.

+ Con lợn hiền lành, được sống no đủ.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS tham gia trò chơi.

Ví dụ: Tí – Chuột; Sửu – Trâu; Dần – Hổ; Mão – Mèo; Thìn – Rồng; Tị – Rắn; Ngọ – Ngựa; Mùi – Dê; Thân – Khỉ; Dậu – Gà; Tuất – Chó; Hợi – Lợn.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS hoạt động nhóm, thực hiện yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS hoạt động nhóm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học