Giáo án Vệt phấn trên mặt bàn lớp 4 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời miêu tả tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian và địa điểm cụ thể; hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Tình cảm bạn bè là tài sản vô giá, cần biết nâng niu, trân trọng. Trong lớp học có thể có bạn gặp khó khăn nào đó. Cần biết thông cảm với những khó khăn của bạn và tìm cách giúp đỡ. Trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn, lúc đầu Minh đã bực mình vì bị Thi Ca đụng tay khi cậu đang viết. Nhưng khi biết Thi Ca phải đi viện chữa tay phải bị đau thì cậu đã rất hối hận về việc làm của mình và cảm thấy rất thương bạn.
- Biết đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ bạn bè.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thương, tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, sẻ chia với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Từ điển tiếng Việt.
- Tranh ảnh, tư liệu, sản phẩm sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 HS đọc một đoạn bài Hải Thượng Lãn Ông. - GV mời 2 - 3 HS đọc trước lớp những câu nêu cảm xúc về Hải Thượng Lãn Ông em đã viết. - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV nêu nội dung thảo luận: Kể về một việc làm tốt mà em đã làm cho bạn. Chia sẻ về cảm xúc của em khi đó. - GV hướng dẫn yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, khích lệ HS và chốt lại: Khi ta làm việc tốt cho bạn bè, bạn sẽ rất vui và biết ơn ta, và ta cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Như vậy cho đi cũng là nhận lại. Cuộc sống thật sự rất đẹp khi con người biết yêu thương và giúp đỡ nhau. - GV trình chiếu một số tranh về sự giúp đỡ: - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.12: - GV yêu cầu HS nêu nội dung bức tranh. - HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: Bức tranh vẽ khung cảnh bên trong lớp học. HS đang ngồi trong lớp. Mỗi bản có 2 HS. Ở bàn đầu, HS nam đang cầm phấn trắng kẻ một đường thẳng trên mặt bàn. Khuôn mặt của HS nam cau có. Khuôn mặt bạn HS nữ bên cạnh thoáng buồn. Bạn Hồ nữ đang cầm bút viết bằng tay trái. - GV giới thiệu khái quát câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn: Thi Ca là HS mới và được cô xếp ngồi cạnh Minh. Ngay buổi đầu tiên Thi Ca đã làm Minh bực mình vì bạn ấy viết bằng tay trái và liên tục dụng vào tay Minh khi Minh dạng viết. Minh đã lấy phấn kẻ một đường ranh giới trên mặt bàn. Minh sẽ có thái độ thế nào khi biết Thi Ca bị đau tay phải và phải đi viện để chữa tay? Chúng ta hãy cùng đọc câu chuyện để biết nhé. |
- HS đọc bài. - HS đọc bài làm trước lớp. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Hai thành phần chính của câu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Viết: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4